Một mùa xuân mới lại về mang theo những món quà Tết đầy ý nghĩa, mang đến nụ cười hạnh phúc cho biết bao người. Với người nghèo, họ càng thấy ấm áp hơn khi những vòng tay yêu thương luôn rộng mở. Đó là niềm tin, điểm tựa và là động lực để họ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hòa chung không khí đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho người nghèo theo đúng tinh thần “không để hộ nào, gia đình nào và người nào không có Tết”. Vậy, đến thời điểm này, những gói quà mang nặng nghĩa Đảng, tình dân với tinh thần “tương thân, tương ái” đã đến với những hộ nghèo, đối tượng chính sách, người có công với cách mạng thiết thực và hiệu quả? Với vai trò của mình, Mặt trận tổ quốc đã tổ chức giám sát để những phần quà được trao đúng đối tượng, tránh thất thoát, lãng phí hay trùng lắp, bỏ sót đối tượng?...Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao đổi về vấn đề này.
Thời gian qua, phát huy vai trò là người bạn đồng hành với người nghèo, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho vay đối với các hộ nghèo, đặc biệt người dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh.
Tiêm vắc-xin cho trẻ em: Điều kiện để trẻ trở lại trường an toàn!- Phương pháp tiêm sử dụng laze thay thế cho kim tiêm trong công tác tiêm chủng.- Câu chuyện về đôi vợ chồng đồng lòng nấu cơm hỗ trợ người dân cách ly ở Sóc Trăng.-Ký ức về một thời hoa lửa của nguyên thuyền trưởng tàu không số Lê Văn Nhược
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phí sau”, thời gian qua, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” càng được phát huy mạnh mẽ, hàng triệu phần quà từ các mạnh thường quân, thậm chí từ những người ít khó khăn hơn đã được chuyển tới tay nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và người yếu thế, những đối tượng không thuộc diện thụ hưởng, khiến họ thêm ấm lòng.
Những ngày qua, người lao động ở các tỉnh về Cà Mau rất nhiều. Các cấp ngành chức năng cùng người dân địa phương chung tay chăm lo cho bà con. Không chỉ vậy, những em học sinh tuổi còn rất nhỏ cũng có những hành động rất thiết thực, làm xúc động lòng người.
Để giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống, các cấp, các ngành ở thành phố Đà Nẵng ban hành những chính sách thiết thực như hỗ trợ vốn làm ăn, xây nhà ở, tổ chức khám bệnh miễn phí… dành cho những người nghèo khó. Trong đợt dịch bệnh Covid-19, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ hàng ngàn hộ nghèo vượt qua khó khăn. Những việc làm nghĩa tình này phần nào động viên, giúp họ ấm lòng hơn.
Người nghèo càng thêm nghèo, người khó càng thêm khó. Đây là thực tế đáng lo ngại sau đợt dịch covid-19 bùng phát phức tạp và dai dẳng. Chính vì vậy, ngay khi vừa nới lỏng giãn cách, các địa phương đã nhanh chóng rà soát, nắm bắt nhu cầu, kịp thời giải ngân vốn vay đến các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Tiếp thêm nguồn vốn cũng có nghĩa là tiếp thêm nguồn lực quan trọng để người nghèo có thể tạo sinh kế, sớm ổn định cuộc sống sau dịch bệnh. Ghi nhận thực tế này tại tỉnh Khánh Hòa, một trong những điểm nóng về dịch bệnh trong suốt những tháng vừa qua.
Mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Niên, Ban thanh niên công nhân và đô thị Trung ương Đoàn đã phối hợp với doanh nghiệp và các nhà hảo tâm thành lập và vận hành “Siêu Thị 0 đồng – Share Mart ”, giúp người dân, người lao động và sinh viên ngoại tỉnh có đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu sử dụng trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đây là sự sẻ chia và tấm lòng thơm thảo của thanh niên Thủ đô và cộng đồng gửi tới người dân khó khăn giữa đại dịch.
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Cần Thơ vừa phối hợp cùng Trường Phổ thông Thái Bình Dương và Đoàn trường Cao Đẳng Y Tế Cần Thơ tổ chức trao tặng 650 gói thuốc yêu thương, nhiều phần quà nhu yếu phẩm cho các đội tình nguyện, bà con thương hồ, người bán vé số, lao động nghèo trên địa bàn.
Nhiều địa phương đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí áp dụng cao hơn Chỉ thị 16, tùy theo thực tế của từng địa phương để sớm ngăn chặn đại dịch, đưa cuộc sống của người dân trở về trạng thái bình thường mới. Việc siết chặt các quy định về giãn cách cũng đồng nghĩa với việc hàng triệu công nhân tiếp tục phải tạm ngưng làm việc. Khó khăn chồng chất khó khăn. Trong bối cảnh này chính quyền các cấp và đặc biệt là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – tổ chức đại diện cho công nhân đã và đang có những chương trình hành động, chính sách nào mới hỗ trợ công nhân đoàn viên hiệu quả hơn? BTV Thanh Trường trao đổi với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để hiểu rõ thêm về sự khó khăn của các đoàn viên công nhân hiện nay và những chính sách hỗ trợ.
Đang phát
Live