- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Bắc Giang - Để sản phẩm nông sản là niềm tự hào của người dân - Lời giải cho bài toán xây dựng chuỗi sản xuất bền vững - PV bà Đào Thanh Hảo, giám đốc HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên về câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè.
- Giải pháp nào để ngăn chặn hiệu quả việc xâm phạm bí mật đời tư của công dân trong môi trường internet bùng nổ hiện nay?- Các nước trên thế giới làm gì để khuyến khích người dân đi tiêm phòng Covid-19?- Những lớp ôn thi miễn phí từ tấm lòng của người thầy vùng cao, mang lại niềm vui cho các học trò nghèo.
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức khó lường và phức tạp. Để kịp thời giám sát các nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương trong cả nước đã sớm kích hoạt các tổ phòng chống Covid-19 thôn, tổ dân phố, bước đầu đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu dân cư.
Dân tộc Đan Lai là một tộc người hiếm, chỉ gồm khoảng hơn 3 nghìn người, sinh sống tại vùng rừng núi phía Tây, tỉnh Nghệ An, ở các bản Co Phạt, Khe Khặng, Khe Búng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Do điều kiện cách biệt về địa lý, điều kiện lịch sử và các tập tục lạc hậu, nên cuộc sống của người Đan Lai chủ yếu là dựa vào săn bắn, hái lượm và phát rừng làm rẫy, thiếu đói quanh năm. Làm sao để bảo tồn và phát triển bền vững cuộc sống của tộc người thiểu số Đan Lai ở vùng rừng núi phía Tây tỉnh Nghệ An đến nay vẫn là bài toán chưa tìm được lời giải.
Chiều 28/4, tại Hà Nội, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam tiếp nhận khoản hỗ trợ trị giá hơn 160.000 đôla Mỹ (USD), tương đương gần 4 tỷ VN đồng của Trung tâm Cứu trợ và Nhân đạo Quốc vương Salman của Arập Xê-út.
Xác định được vai trò quan trọng của người dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chính phủ đã có nhiều cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng; và thực tế đã cho thấy nhiều vụ tham nhũng được phát hiện nhờ vào nhân dân. Vậy nhưng theo các chuyên gia cần nhiều hơn nữa những chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực vào công tác này:
Chiều 23/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Đặng Minh Khôi đã có buổi tiếp thân mật với Đại sứ Vương Quốc Arập Xê-út tại Việt Nam – Ngài Saud F.M Al Suwelim. Tại buổi tiếp, thay mặt Chính phủ Arập Xê-út và Trung tâm Cứu trợ và Nhân đạo Quốc vương Salman, Đại sứ An Xu-uê-lim đã trao khoản hỗ trợ tài chính trị giá 150.000 USD, tương đương hơn 3,4 tỷ VN đồng cho đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để hỗ trợ người dân miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các trận lũ lụt trong năm 2020. Đại sứ Arập Xê-út đã bày tỏ sự cảm thông với người dân miền Trung Việt Nam, hi vọng khoản hỗ trợ này sẽ giúp người dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Thay mặt chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Đặng Minh Khôi đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ Arập Xê-út đã hỗ trợ người dân Việt Nam bị thiệt hại do lũ lụt./.
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn hơn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Trong suốt 12 năm qua, trên 146.200 lượt người dân được chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI. Theo Báo cáo PAPI năm 2020 vừa được Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, điểm nổi bật là hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ liên tục được cải thiện. Đặc biệt, chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất.
Với việc bầu Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính, và phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành, bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -2026 đã chính thức được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV với 28 thành viên. Làm sao để kế thừa những thành quả đã đạt được của Chính phủ nhiệm kỳ trước, nhưng phải tạo đột phá để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững cho giai đoạn mới, là thách thức đặt ra cho Chính phủ nhiệm kỳ mới. Người dân hiện đang kỳ vọng vào những quyết sách mạnh mẽ, sự chỉ đạo điều hành năng động, quyết liệt của Chính phủ nhiệm kỳ mới cho phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, được nhân dân, doanh nghiệp, cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận qua những thay đổi về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Dưới sự điều hành quyết liệt, Chính phủ đã hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử tạo đột phá trong chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính. Qua đó đã và đang củng cố niềm tin vững chắc cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Đang phát
Live