Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của liên minh châu Âu (EU), theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày mai (10/12), tại Brussels, Bỉ. Dự kiến, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, 27 thành viên EU sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng của khối, trong đó có việc thông qua kế hoạch ngân sách cho năm 2021. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận khi mà kế hoạch ngân sách và gói phục hồi kinh tế của EU có tổng trị giá khoảng 1 nghìn 800 tỷ euro, vốn được các nhà lãnh đạo EU thống nhất hồi tháng 7, đang rơi vào bế tắc sau khi Ba Lan và Hungary phản đối điều kiện gắn kèm dự luật ngân sách dài hạn của toàn liên minh với một cơ chế yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ nguyên tắc pháp quyền EU. Sự việc này lại một lần nữa đặt ra cho EU bài toán khó trong việc tìm được tiếng nói thống nhất về các vấn đề của khối trong suốt một năm qua. Để có cái nhìn rõ hơn về hội nghị thượng đỉnh EU lần này cũng như những bất đồng liên quan đến kế hoạch ngân sách năm sau của khối, chúng tôi cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Âu.
- Tổng thu ngân sách 5 năm tới dự kiến đạt 7,8 triệu tỉ đồng. - Hải quan Việt Nam: nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị trường các nước trong khối ASEAN. - Hình thành chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy để tận dụng ưu thế từ EVFTA.
- Hơn 350.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách cho các địa phương.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trong tháng 10.- Ngân hàng Bản Việt hoàn thành 3 trụ cột Basel II trước hạn.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia và một số nội dung quan trọng khác.- Thanh tra Chính phủ nêu ra nhiều sai phạm trong việc chuyển đổi nhà đất công tại tỉnh Khánh Hòa.- Dự báo, ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 250 - 350mm/đợt; Quảng Ngãi khẩn cấp di dời hơn 300 hộ dân ở huyện Ba Tơ trước nguy cơ sạt lở đất.- Việt Nam được bình chọn là “Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á” và “Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á”.- Cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ: ứng cử viên Joe Biden đang hơn đương kim Tổng thống Donald Trump 3 triệu 400.000 phiếu phổ thông và chỉ còn thiếu 6 phiếu đại cử tri để tuyên bố thắng cử.- Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, thế giới đang trải qua giai đoạn nguy cấp của đại dịch Covid-19.
- Lạng Sơn: thu giữ hàng trăm chiếc bánh nướng quá hạn sử dụng bày bán công khai.- Lào Cai: phát hiện, xử lý gần 1.000 sản phẩm là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Hà Giang: tịch thu, tiêu hủy lượng lớn thịt lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm.- Chống thất thu ngân sách qua thương mại điện tử - Cần sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng, ban ngành.
- Quản lý thị trường Phú Yên tạm giữ 1.600 bánh Trung Thu do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu vi phạm.- Lạng Sơn: Thu giữ hàng nghìn cây xúc xích lợn đã xuất hiện nấm mốc.- Quảng Bình: 8 tháng qua, lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý trên 56.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước gần 180 tỷ đồng.
- Quản lý thị trường Hậu Giang: tạm giữ gần 3,5 tấn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.- Lạng Sơn: Bắt giữ số lượng lớn gia cầm nhập lậu qua biên giới.- Nhận diện thủ đoạn mới lợi dụng kinh doanh bưu chính vận chuyển và tiêu thụ trên 100.000 sản phẩm hàng lậu, hàng giả, hàng cấm tại cảng ICD Mỹ Đình.- Thất thu ngân sách 8.500 tỷ đồng mỗi năm do thuốc lá nhập lậu...
Theo dự báo của ngành Tài chính, năm nay thu ngân sách cả nước sẽ bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cũng nêu rõ, khả năng phải điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nếu tác động của dịch còn kéo dài. Trong điều kiện khó khăn, làm sao cân đối ngân sách, để bảo đảm các mục tiêu phát triển? Thu thế nào, chi ra sao, càng cần phải tính kỹ hơn lúc bình thường- thuận lợi, và quá trình này phải được giám sát chặt chẽ hơn. Luật ngân sách Nhà nước 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, đã bổ sung quy định về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Kết quả khảo sát về Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI) và Chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (FOBI) 3 năm liên tiếp, cho thấy những chuyển biến tích cực trong thực hiện công khai ngân sách theo Luật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình này. Làm sao để việc “công khai” phải thực chất, công khai đi liền với minh bạch? Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với sự tham gia bàn luận của chuyên gia tài chính, PGS.TS Vũ Sỹ Cường.
- Công khai ngân sách cấp tỉnh – làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương?- Cơ chế một cửa quốc gia – Cần sự tham gia đồng bộ của các bộ ngành.- Cẩn trọng để tránh bị lừa khi giao dịch đất đai.
Năm nay, theo dự báo của ngành Tài chính, thu ngân sách cả nước sẽ bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 cũng nêu rõ, khả năng phải điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nếu tác động của dịch còn kéo dài. Trong điều kiện khó khăn, làm sao cân đối ngân sách, để bảo đảm các mục tiêu phát triển? Thu thế nào, chi ra sao, cần phải tính kỹ hơn lúc bình thường- thuận lợi, và quá trình này phải được giám sát chặt chẽ hơn. Bình luận của BTV Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hải Yến.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)