Hiện nay, trên tuyến đường ĐT 715 đoạn qua xã Hòa Thắng và thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nhiều trụ đèn gãy, ngả, bóng đèn và tấm pin năng lượng bị mất. Việc này khiến ban đêm nhiều đoạn đường không được chiếu sáng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông nhất là tại những đoạn cong cua, khuất tầm nhìn.
Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3) đặt mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn này. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đặt ra đó là Chương trình chuyển đổi thị trường hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, Chương trình dán nhãn năng lượng. Quyết định 14/2023/QĐ-TTg ban hành “Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới” yêu cầu: các thiết bị có mức hiệu suất thấp, lạc hậu, dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định tại các TCQG sẽ không được phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trên thị trường, kể từ ngày 15/7/2023, “Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng để phát triển bền vững” là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của các khách mời là ông Đặng Hải Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL & PTBV, Bộ Công Thương và bà Nguyễn Thị Lệ Thanh - Giám đốc cấp cao Công ty CP Daikin Việt Nam.
Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng - lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dành riêng cho lĩnh vực này - chính thức mở đơn đăng ký cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhóm học sinh, sinh viên tới ngày 25/9/2024. Chương trình hướng tới mục tiêu thu hút đầu tư vào các giải pháp đổi mới sáng tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng, phù hợp với thực tế Việt Nam. Tổng giá trị giải thưởng của Chương trình lên đến 45.000 USD (khoảng 1 tỷ 120 triệu đồng).
Áp lực tỷ giá đang giảm dần.- Thách thức năng lượng xanh, thách thức vốn đầu tư vào ngành điện: Chuyên gia kêu gọi sử dụng tiết kiệm và phát huy nội lực để đảm bảo năng lượng ổn định, bền vững.
Chương trình tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầu tiên trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng tại Việt Nam chính thức mở đơn đăng ký tham gia cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhóm học sinh, sinh viên. Chương trình hướng tới mục tiêu thu hút đầu tư vào các giải pháp đổi mới sáng tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng tại Việt Nam.
Tiếp tục chương trình hiện kiểm tra công tác thực thi pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024, ngày 26/7/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã làm việc với Sở Công Thương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Hoạt động này nhằm kiểm tra, hướng dẫn địa phương và doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo. Đây được coi là giải pháp góp phần đảm bảo năng lượng, giảm phát thải ra môi trường.
Rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra tại Toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ TKNL&PTBV, Bộ Công Thương và USAID tổ chức mới đây, rằng: tại sao phải dùng một cái tên quá dài để gọi cho một đạo Luật, hay một chương trình - cụ thể như “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” mà không rút gọn lại thành “tiết kiệm năng lượng”,“tiết kiệm điện” hay “sử dụng năng lượng hiệu quả”, “sử dụng điện hiệu quả”? Lý giải của các chuyên gia và nhà quản lý sau đây phần nào cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuyển từ “ý thức” thành “thói quen” tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và “coi trọng” sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng nói chung.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 06 tháng đầu năm 2024 ước đạt khoảng 152 tỷ kWh, tăng hơn 12,4% so với cùng kỳ năm 2023. Mức tăng này đã cao hơn nhiều so với dự báo nhu cầu điện giai đoạn 2023-2025 (tại Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo là khoảng 8,5%/năm). Do vậy, việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả phải được xem là giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Coi trọng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn điện: đường đến phát triển bền vững”, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Campuchia.- Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương yêu cầu đẩy mạnh thi đua để huy động sức mạnh, tạo động lực, truyền cảm hứng mới phát triển đất nước.- Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.- Cảnh báo hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi tại tỉnh Lâm Đồng vẫn diễn biến phức tạp, trong khi cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn để phát hiện, xử lý.- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt xung đột ở Ucraina, đồng thời rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.- Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản tự phạt mình một tháng lương vì bê bối trong Lực lượng phòng vệ
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA) được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao. Bởi việc thực thi hiệu quả cơ chế DPPA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành năng lượng Việt Nam cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu lớn, đó là: đáp ứng xu hướng sử dụng năng lượng sạch của khách hàng sử dụng điện, góp phần thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo và thúc đẩy triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Mặc dù có hiệu lực ngay khi ban hành (từ 03/07/2024), song vẫn còn nhiều việc phải làm để thực thi hiệu quả cơ chế DPPA.
Đang phát
Live