Thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 -2030 (VNEEP3), năm 2024 đã có 12 doanh nghiệp được trao Cup “Người dẫn đầu”; 145 sản phẩm đạt Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất; 19 công trình (trong đó 8 giải công trình mới, 11 giải công trình cải tạo) được lựa chọn trao Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng và 11 doanh nghiệp được lựa chọn trao Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp. Giải thưởng cũng vinh danh 16 cá nhân là các cán bộ quản lý năng lượng có thành tích xuất sắc và tốt trong công tác quản lý năng lượng tại doanh nghiệp. Giải thưởng cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, thể hiện trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Hôm nay 17/12, tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đã công bố đề cương kế hoạch năng lượng quốc gia với tầm nhìn đến năm 2040. Kế hoạch này cũng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của nước này trong giai đoạn mới.
Công viên năng lượng mặt trời Bhadla ở tiểu bang Rajasthan, tây bắc Ấn Độ là biểu tượng cho khát vọng trở thành quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của quốc gia Nam Á. Tuy nhiên, rào cản chính hiện nay là thiếu nhân lực có tay nghề trong lĩnh vực này.
Bộ Công Thương đề xuất 6 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo- Bộ Nội vụ bác thông tin về chế độ với cán bộ khi sắp xếp bộ máy đang được lan truyền trên mạng xã hội- Những băn khoăn về thay đổi trong dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2025- Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028- Các phe phái Syria đang đẩy nhanh việc chuyển giao quyền lực, hướng tới hoàn thiện chính phủ chuyển tiếp- Thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa Singapore và Mỹ chính thức có hiệu lực, cho phép hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/02/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 2233/QĐ-TTg (ngày 28/12/2020) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng song, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn nhiều dư địa; thị trường năng lượng cạnh tranh vẫn phát triển chưa đồng bộ; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội… Đó là thông tin được nhấn mạnh tại “Diễn đàn phát triển thị trường năng lượng cạch tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức hôm nay (06/12/2024) tại Hà Nội.
Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch. Như chúng tôi đã thông tin, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cần được tháo gỡ để hiện thực hoá chủ trương này. Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” được các PV Nguyên Long và Quang Huy đề cập, với nhan đề “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”.
Đến với vùng sa mạc nóng bỏng phía Tây Ấn Độ, chắc hẳn ai cũng sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh những cánh đồng pin Mặt Trời trải dài như vô tận. Đây là hình ảnh đặc trưng của dự án nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới đang được xây dựng tại bang Gujarat. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong ngành năng lượng tái tạo của Ấn Độ, từ đó tạo dựng vị thế mới của New Delhi trong khu vực và trên toàn cầu trong lĩnh vực này.
- “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống” bài đầu tiên trong loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. - Thị trường du lịch Tết sôi động, nhiều doanh nghiệp lữ hành phấn khởi.
Các chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng xanh trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), cần rà soát, tránh dàn trải, đảm bảo nguồn lực của của Nhà nước được thực hiện các chính sách được quy định tại dự thảo luật; đồng thời cần tính toán đảm bảo tính khả thi, nhanh chóng đi vào cuộc sống, được thực hiện nghiêm minh. Đây là những vấn đề được đại biểu Quốc hội đề cập khi thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15.
Bỉ đang triển khai một dự án xây dựng hòn đảo nhân tạo lớn đầu tiên thế giới tại Biển Bắc nhằm nâng cao năng lực năng lượng tái tạo của quốc gia. Khi đạt đến các điều kiện tối ưu, hòn đảo này sẽ cung cấp lượng điện gấp 3 lần sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân. Hòn đảo này có thể giảm sự phụ thuộc của Bỉ vào nhiên liệu hóa thạch như thế nào và góp phần giúp Liên minh châu Âu đạt được các mục tiêu về phát thải ròng ra sao, nội dung này được đề cập cụ thể trong Chương trình 10' Sự kiện luận bàn.
Đang phát
Live