Con đường thương mại hóa tín chỉ carbon không còn xa - Đổi mới tư duy để hợp tác xã phát triển bền vững - Chuyên mục “Khuyến nông đồng hành với nông dân” với chủ đề “Xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP”.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa trao chứng nhận cho 57 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.
Hiện nay nông dân tỉnh Vĩnh Long đang tập trung thu hoạch lúa Thu Đông. Nhờ thời tiết thuận lợi, năng suất lúa đạt khá, giá lúa tăng cao, nông dân rất phấn khởi .
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tăng cường vai trò phụ nữ trong một số chuỗi nông sản.
“Mỗi xã một sản phẩm”( gọi tắt là OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nội lực và phát triển gia tăng giá trị, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018. Tại tỉnh Quảng Nam, sau hơn 5 năm triển khai, số lượng sản phẩm được công nhận OCOP cao nhất khu vực miền Trung và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Cùng với việc tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối tiêu thụ, góp phần đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Do ảnh hưởng của đợt mưa lớn vừa qua, nhiều diện tích rau màu và hoa phục bán dịp Tết của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bị hỏng nặng, nhiều nơi mất trắng. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân ra đồng cải tạo đất trồng lại hoa và các loại rau ngắn ngày với hy vọng kiếm thêm thu nhập dịp Tết Nguyên đán.
Nổi danh suốt hơn 4 thập kỷ qua với hình ảnh nghệ sĩ lãng tử, nhạc sỹ, ca sỹ Trịnh Nam Sơn đã có màn tái ngộ khán giả thủ đô trong đêm nhạc mang tên “Người tình” vào đúng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.- Các sản phẩm nông nghiệp được làm từ các thành phần vi tảo, góp phần bảo vệ môi trường biển ở châu Âu.- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Nghị định 20 về chính sách trợ giúp xã hội với nhiều nhóm được bảo trợ từ ngân sách nhà nước.
Sáng nay (21/10), hàng triệu người tiêu dùng cả nước được tiếp cận các sản phẩm OCOP huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM thông qua hàng chục kênh tiktok bán hàng thương mại điện tử. Hoạt động livestream bán hàng trực tuyến này không chỉ giúp nông sản Cần Giờ vươn xa mà còn giúp nông dân địa phương thay đổi nhận thức về giao thương, làm quen với thương mại điện tử để cải thiện năng lực bán hàng.
Ngày 21/10, tại Cần Thơ, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp - Bộ NN&PTNT, Công ty Cổ phần Thế giới công nghệ phần mềm (Worldsoft) tổ chức Lễ ra mắt nền tảng “Mạng Nhà nông - Hành trình nông dân số”. Sự kiện góp phần vào chương trình Chuyển đổi số quốc gia cũng như thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp.
Từ việc thay đổi tư duy làm nông nghiệp, như: tham gia hợp tác xã sản xuất tập trung, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hướng tới tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm đã giúp cho nhiều nông dân là đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng từng bước vươn lên làm giàu, anh Triệu Hoàng Hương và anh Danh Ươl ở huyện Thạnh Trị là hai trong nhiều điểm sáng như thế.
Đang phát
Live