Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Ngành học về Kinh tế và Quản lý là lĩnh vực đào tạo nhân lực quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Chương trình đào tạo của ngành này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức vững chắc về các nguyên lý kinh tế, quản lý tài chính, và quản trị kinh doanh, mà còn rèn luyện các kỹ năng thực tiễn như tư duy chiến lược, quản lý nguồn lực và khả năng ra quyết định. Vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì nhân lực ngành Kinh tế và Quản lý đóng vai trò then chốt như thế nào? - Khách mời: PGS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, nói chuyện với cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc.- Việt Nam có nhiều cơ hội ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho lĩnh vực y tế và giáo dục.- Đại diện Bộ Quốc phòng Campuchia khẳng định, tình hình đất nước ổn định, không có biểu tình hay phong trào chống đối Chính phủ Hoàng gia như một số đối tượng tuyên truyền.- Trải qua mùa Hè với nhiệt độ cao kỷ lục, Hàn Quốc dự kiến sẽ công bố sách trắng đầu tiên về tình hình nắng nóng. Trong khi hôm nay Nhật Bản đưa cảnh báo nguy cơ say nắng do nhiệt độ tăng cao.
Thời gian qua, các địa phương ở tỉnh Bình Định tập trung xây dựng nông thôn mới. Nhiều nơi ở tỉnh này đã có các mô hình mới về trồng cây ăn quả, sản xuất các sản phẩm OCOP hoặc hình thành các chuỗi sản phẩm giúp người dân có thu nhập ổn định và nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn.
Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, những ngành hàng lúa gạo, trái cây và thủy sản đã mang về giá xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những ngành hàng thế mạnh của vùng ĐBSCL đang gặp những khó khăn, trở ngại về hạ tầng giao thông, vấn đề liên kết, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm đúng mức đã làm giảm sức cạnh tranh của nông sản vùng ĐBSCL. Phóng viên Phạm Hải có bài viết đề cập vấn đề trên.
Có dịp về lại vùng nông thôn xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, sẽ được chứng kiến diện mạo nơi đây ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp với hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng đồng bộ. Các tuyến đường liên xã, liên ấp, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng được nhựa hóa, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Thành tựu đó là do sự chung sức đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bến Tre là một trong các địa phương ở vùng ĐBSCL có mô hình nuôi bò thương phẩm phát triển mạnh và đạt chất lượng cao. Tuy nhiên do giá cả sụt giảm, hiệu quả kinh tế không cao nên nông dân không còn tha thiết với mô hình chăn nuôi này, thậm chí “treo chuồng”.
Hơn 50% số xã ở Đăk Lăk đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Có được kết quả này, cùng với các nguồn lực của nhà nước, người dân Đắk Lắk đã tự nguyện đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất và nhiều ngày công.
Những năm gần đây, sản phẩm nông sản Sơn La đã chiếm được sự tin dùng của khách hàng, không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước mà nhiều mặt hàng còn chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới. Kết quả này là nhờ ngành nông nghiệp và người nông dân tỉnh Sơn La không ngừng thay đổi tư duy canh tác, tiến đến sản xuất nông nghiệp an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Việc giải ngân nguồn vốn đúng đối tượng và đúng thời điểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Đắk Lắk đã tạo điều kiện cho nông dân mua vật tư, phân bón sản xuất kịp thời vụ. Điều này góp phần chặn đứng nạn tín dụng đen đã có lúc hoàn hành ở các vùng nông thôn, đẩy nhiều gia đình lâm tình trạng nợ nần điêu đứng.
Đang phát
Live