Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang được người dân miền núi tỉnh Khánh Hòa lựa chọn chuyển đổi. Không chỉ đảm bảo an toàn cho môi trường và người tiêu dùng, phương thức sản xuất này giúp chính người sản xuất nâng cao được hiệu quả kinh tế.
Nắng nóng kỷ lục đã được ghi nhận ở hầu hết các nước thuộc khu vực Balkan trong mùa hè năm nay, khiến kế hoạch thu hoạch nông sản trong khu vực phải liên tục thay đổi. Thu hoạch sớm khiến nhiều nông dân gặp thiệt hại nặng nề về sản lượng, song riêng đối với nho – loại quả không ưa nước, việc thu hoạch sớm giúp chất lượng tốt hơn mang đến "tín hiệu tốt" với nhiều nhà sản xuất rượu vang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng- Thách thức và giải pháp thu hút lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài trong ngành nông nghiệp quay trở về địa phương làm việc và khởi nghiệp- Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai Chiến dịch tiêm vaccine sởi trên toàn thành phố- Các địa phương tổ chức hàng loạt sự kiện hấp dẫn để thu hút khách du lịch Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9- Đức tăng cường các biện pháp an ninh sau 3 vụ tấn công bằng dao, chỉ trong hơn 1 tuần qua- Siêu bão Shansan tiếp tục hoành hành dữ dội tại Nhật Bản, gây nhiều thiệt hại đối với các địa phương của nước này
Vùng ĐBSCL “vựa lúa” của cả nước mỗi năm đóng góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông hộ. Câu chuyện thâm canh 3 vụ/năm ở đây không phải là điều mới mẻ gì. Nhưng mặt trái của việc thâm canh liên tục là câu chuyện xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Những thống kê từ ngành nông nghiệp cho thấy số lượng rơm rạ khổng lồ mà vựa lúa ĐBSCL tạo ra mỗi năm lên tới hàng chục triệu tấn nhưng 70% số rơm rạ bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu rơm rạ được tận dụng để làm nấm, phân hữu cơ sẽ gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Làm nông nghiệp kết hợp du lịch đang là giải pháp gia tăng giá trị cho bà con nông dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Du lịch nông nghiệp hạn chế khuynh hướng ly hương, thúc đẩy hội nhập và xuất khẩu tại chỗ.
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các Hội đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; Nổi bật là đưa vốn ưu đãi về vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó góp phần đưa vốn dòng vốn Agribank vào phục vụ phát triển "tam nông" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và thủy sản đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường quốc tế, giúp Việt Nam đứng trong top các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp hiện đang đối mặt với một thách thức lớn về nguồn nhân lực. Để đưa ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như bắt kịp với cuộc đua toàn cầu thì bài toán nhân lực cần chuẩn bị và đáp ứng ở mức độ như thế nào? Chương trình Diễn đàn Chủ Nhật chủ đề "Thách thức và cơ hội: Nguồn nhân lực nông nghiệp trong cuộc đua toàn cầu”. - Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Công Tiệp - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. r>
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã có 6/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới (giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025). Chính quyền và nhân dân nơi đây đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình này để tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
GS-TS Võ Tòng Xuân, người được bạn bè quốc tế gọi với các tên thân mật "Dr. Rice". Trong nhiều năm trước, dù tuổi đã cao, vẫn nỗ lực đưa kỹ thuật trồng lúa nước Việt Nam sang châu Phi, giúp người dân nơi đây vượt qua thiếu đói lương thực một cách bền vững. Trong số các nước châu Phi mà GS Võ Tòng Xuân và nhóm cộng sự hỗ trợ, Sierra Leone là quốc gia đầu tiên.
Tại tỉnh Quảng Trị đã hình thành 150 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Việc liên kết theo chuỗi giá trị khép kín đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, hợp tác xã và xã viên nông dân, góp phần giảm bớt nhiều khâu trung gian, giảm chi phí và tăng giá trị sản phẩm.
Đang phát
Live