Kết nối nông sản - vượt qua đại dịch.- Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện và xử lý cơ sở đầu tiên kinh doanh bộ thử nhanh Covid-19 nhập lậu.- Ba thập kỷ đối thoại ASEAN-Trung Quốc và chiến lược cho tương lai.- Ủy ban chứng khoán Nhà nước cam kết sẽ hết nghẽn lệnh trong tháng 7.- 50 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng tuần này.
Cuối giờ chiều nay (7/6) tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ ra mắt điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch Covid-19. Đây là 1 trong 5 điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản với sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan gồm: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Các tỉnh miền Bắc và miền Trung đang ở trong đợt cao điểm nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao nhất lên tới 39 - 40 độ C. Đây không phải là đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa hè năm nay, mà thời điểm đầu hè, tại nhiều vùng cũng đã xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ với chỉ số nhiệt lên đến mức cực đại, thuộc mức nguy hiểm. Vậy cả mùa hè năm nay – nắng nóng liệu có gay gắt như các năm trước? Câu hỏi này ược chúng tôi giải đáp trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.
- Tháo gỡ vướng mắc kĩ thuật giúp nông sản rộng đường tiêu thụ - Trong chuyên mục Tìm hiểu biển đảo Việt Nam là những thông tin những điều cần lưu ý về Luật biển Việt Nam 2012. - Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá nuôi mùa hè
- PV Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản "sống chung với dịch COVID-19"- Quản lý bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả tại Yên Bái- Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc nỗ lực thực hiện nông thôn mới nâng cao- Chống sốc nhiệt cho đàn lợn trong ngày hè nắng nóng
Những giải pháp phù hợp với tình hình mới, cùng thống nhất phương thức hành động hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được nhiều kết quả hơn nữa về phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp. Đây là nội dung được thảo luận tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 diễn ra sáng nay ngày 03/06 tại Hà Nội.
Ngày 02/6/2021, tỉnh Sơn La chính thức ra mắt thương hiệu “Mận hậu Ruby Sơn La” – được tuyển chọn từ những vườn mận được chăm sóc kỹ lưỡng nhất, cho trái ngọt nhất, kích thước đồng đều nhất – với mong muốn tạo một vị thế mới cho trái mận, cũng như nông sản đặc trưng của tỉnh. Theo ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch Tỉnh Sơn La, năm 1981, những cây giống mận hậu đầu tiên được đưa về Mộc Châu. Trong suốt bốn mươi năm sau đó, cây mận trở thành chứng nhân cho sự thay đổi cuộc sống của đồng bào. Những vườn mận hậu mênh mông dần hình thành trong thung lũng Nà Ka, nở trắng hoa mỗi dịp xuân về. Ông Nguyễn Thành Công cho rằng trai Mận hậu Ruby Sơn La chỉ là bước khởi đầu, khẳng định tầm nhìn của tỉnh với những nông sản hàng hóa có giá trị cao, có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Công ty Mia Fruit – một doanh nghiệp có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của nhiều nông sản trong nước và nhập khẩu – từ các vườn mận tại thung lũng Nà Ka nhận định, đây là những trái mận có phẩm chất cao nhất tại Việt Nam hiện nay và đảm bảo được cả các tiêu chí của thị trường quốc tế, về hương vị, kích thước và vẻ đẹp bên ngoài. Với tiêu chí đề cao chất lượng của từng trái mận, người nông dân Nà Ka sẵn sàng hy sinh đến 30% sản lượng, tỉa cành, tỉa trái để giữ lại những trái ngon nhất. Ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch Tỉnh Sơn La khẳng định: “Với sự hợp tác cùng một doanh nghiệp có kinh nghiệm quốc tế như Mia Fruit, tầm nhìn của tỉnh không dừng lại ở thị trường trong nước. Trái Mận hậu Ruby Sơn La cũng chỉ là một tiền lệ để xây dựng quy trình bài bản cho những loại nông sản khác”. (Nguồn tin: Bộ Công Thương )
Kịp thời tháo gỡ khó khăn, chung tay cùng nông dân vượt qua đại dịch COVID-19, Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu và tiêu thụ nông sản, giúp bà con nông dân tỉnh Sơn La và các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, do nắng nóng gay gắt đã làm tiêu thụ điện tăng rất mạnh. Sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 1/6/2021 tiếp tục lập kỷ lục mới với con số là 880,3 triệu kWh – tăng tới gần 25% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng hơn 15% so với trung bình tuần trước đợt nóng. Nắng nóng gay gắt kéo dài đã làm các thiết bị trên lưới điện liên tục vận hành đầy tải, thậm chí quá tải ở một số thời điểm dẫn đến nguy cơ xảy ra các sự cố cục bộ trên lưới điện. EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 15h00, buổi tối từ 20h00 đến 23h00. Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở 27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố, cháy nổ về điện.
Đợt nắng nóng gay gắt đầu tháng 6 lên tới trên 40 độ C ngoài trời cùng với khó khăn do dịch Covid-19 khiến người dân lao động phải chật vật tìm cách mưu sinh. Nắng nóng cũng khiến nhiều nghề bị thất thu, nhưng có những nghề bỗng trở nên đông khách.
Đang phát
Live