Chat với diva Mỹ Linh về niềm đam mê ca hát, trình diễn và giảng dạy.- Chi-lê phát triển thiết bị đo nồng độ CO2 có thể cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.
Làm việc với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (Khu công nghệ cao TP.HCM) - một trong bốn đơn vị sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu thành lập tổ "hành động hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao và sản xuất vaccine phòng chống COVID-19".- TPHCM đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi công bố bổ sung 563 ca COVID-19, chủ yếu là những ca lây nhiễm trong khu cách ly. Trong chương trình, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn trực tiếp Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn về công tác phòng chống dịch tại đây.- Nhiều địa phương hướng về TpHCM với các hoạt động thiện nguyện và hỗ trợ người dân thành phố sớm vượt qua dịch bệnh.- Liên hợp quốc cáo buộc Ixraen vi phạm luật pháp quốc tế khi mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây, Đông Jerusalem.- AHLLVT nhân dân Việt Nam Kostas Sarantiris - người Hy Lạp, tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Lập qua đời ở tuổi 94.
- Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương- Để các sản phẩm OCOP không phải lo đầu ra- Chuyên mục tìm hiểu Biển đảo Việt Nam có bài viết: Ngăn chặn đà suy giảm nguồn lợi hải sản.
Bằng nhiều giải pháp kết nối, xúc tiến thương mại, tỉnh Quảng Ninh đang hỗ trợ và tạo điều kiện tiêu thụ nông sản sản xuất trên địa bàn, đảm bảo đời sống cho bà con nông dân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc. 2 nhà lãnh đạo khẳng dịnh cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước thông qua các biện pháp cụ thể.- Sau TPHCM, hiện Bình Dương đang là điểm nóng dịch Covid 19. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, nếu không khống chế dịch kịp thời, hậu quả sẽ rất nặng nề vì số công nhân lao động trong các KCN Bình Dương nhiều gấp 3 lần so với Bắc Giang.- Bộ Y tế khẳng định, trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa covid 19, bắt buộc phải trải qua đủ 3 giai đoạn thử nghiệm trên người, trong đó giai đoạn 3 là giai đoạn quan trọng nhất.- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) xin gói hỗ trợ khẩn cấp bao gồm cấp hạn mức tín dụng 800 tỷ bổ sung cho nguồn vốn do bị lỗ khoảng 3.000 tỷ đồng.- Khai mạc khóa họp lần thứ 47 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.- Kết quả một cuộc thăm dò tại Austrailia cho thấy, quan hệ căng thẳng giữa hai nước và các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang khiến cho người dân Austrailia sụt giảm lòng tin đối với nước này.
Nắng nóng gay gắt đang diễn ra tại các tỉnh miền Trung làm đảo lộn cuộc sống của người dân và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nhiều ruộng lúa, rau màu bị chết héo vì thiếu nước tưới. Ngành nông nghiệp địa phương đang triển khai các biện pháp chống hạn
- Gia Lai: Hồ tiêu nhích giá, nông dân bắt đầu trồng trở lại. - Sơn Dương, Tuyên Quang: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Với 7 vùng sinh thái có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đã và đang trở thành một định hướng quan trọng, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài cho nông sản Việt còn mở ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nông sản thì việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài như tấm giấy thông hành quan trọng để nông sản Việt ra thế giới. Tuy vậy, cũng có một thực tế là trong số hàng nghìn nông sản đặc sản, thì chỉ có một phần nhỏ trong đó được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì sao lại như vậy? Giải pháp nào để thúc đẩy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cũng như làm sao để khai thác và phát huy hiệu quả loại tài sản trí tuệ này, để từ đó nâng cao giá trị cho nông sản Việt? Những nội dung này sẽ được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Trần Lê Hồng- Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang.
Giai đoạn (2021 -2025) sẽ là một chặng đường chông gai đối với các địa phương trên con đường cán đích Nông thôn mới, đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây khó khăn rất lớn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn. Cần phải làm gì để đưa “con thuyền nông thôn mới” vượt khó trong dịch bệnh - đây là nội dung mà chúng tôi cùng các vị khách mời sẽ bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật trực tiếp trên Kênh thời sự (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay. Xin giới thiệu các vị khách mời tham gia diễn đàn: 1. Ông Lưu Đức Khải – Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM), Bộ Kế hoạch đầu tư 2. Bà Trần Thị Huệ - Bí thư Đảng ủy xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
- Nông sản tăng trưởng mạnh trong dịch Covid 19 - Chung sức tiêu thụ nông sản
Đang phát
Live