Hai ngày qua, dưới tác động của hoàn lưu vùng thấp nóng phía Tây, miền Bắc bắt đầu nắng nóng trở lại. Bắt đầu từ ngày mai (18/6), nhiệt độ tại nhiều nơi ở miền Bắc và miền Trung sẽ tăng lên có nơi trên 40 độ C. Vậy đợt nắng nóng gay gắt này sẽ kéo dài bao lâu? Người dân cần phải đề phòng như thế nào đối với đợt nắng nóng gay gắt này? Phóng viên Quang Huy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Toàn, Phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân uỷ Trung ương chủ trì Hội nghị lần thứ nhất, công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định các đồng chí tham gia Quân uỷ Trung ương, Thường vụ Quân uỷ Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.- Bắt đầu từ hôm nay, Bắc bộ bước vào đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi trên 40 độ C.- Cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Genève, Thụy Sỹ, diễn ra trong không khí tích cực, xây dựng và không thù địch.- Liên minh Châu Âu cảnh báo quan hệ của khối này với Nga sẽ tiếp tục xấu đi.
- Cần giải pháp bền vững cho chăn nuôi nông hộ. - Khánh Hòa tìm hướng tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị.
- Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua kênh bán hàng trực tuyến - Tham gia liên kết chuỗi: giảm nỗi lo ế thừa nông sản
Cả nước có gần 16 triệu hộ nông thôn với khoảng hơn 60 triệu người, chiếm hơn 65% dân số cả nước. Hiện tại có thể thấy rõ người dân chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, giá trị kinh tế nông nghiệp. Vậy bà con nông dân cần làm gì để dần thay đổi cách làm nông nghiệp theo xu hướng hiện đại cho năng suất, chất lượng và có thể dễ dàng làm giàu phát triển kinh tế từ nông nghiệp? Khách mời: Chuyên gia, Tiến sĩ Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Doanh nhân APEC.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Bắc Giang - Để sản phẩm nông sản là niềm tự hào của người dân - Lời giải cho bài toán xây dựng chuỗi sản xuất bền vững - PV bà Đào Thanh Hảo, giám đốc HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên về câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè.
Kịch bản nào cho kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội để đảm bảo an toàn, công bằng và hiệu quả?- Cảnh giác với các bộ test nhanh COVID-19 tại nhà.- Học sinh lớp 6 làm quạt mini chống nóng cho y bác sĩ vùng tâm dịch.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, người dân tìm đến những kênh đầu tư mạo hiểm?- Nhiều thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm.-Các sàn thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Người trồng xoài tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, đứng ngồi không yên vì hàng trăm héc ta xoài đến vụ thu hoạch, nhưng không có người thu mua, khiến nhiều chủ vườn rất lo lắng. Với những vườn cây đã thu hoạch, đã có hàng trăm tấn phải đổ bỏ hoặc xả làm phân bón vì ế ẩm.
Hiện tại, đang vào mùa thu hoạch nhiều loại sản phẩm nông nghiệp trên cả nước. Dịch covid 19 khiến hàng vạn ha nông sản với sản lượng lớn bị ùn ứ, khó tiêu thụ, rất cần sự chung tay của mọi người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Tuần qua thủ tướng đã chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để tiêu thụ nông sản cho bà con. Các bộ NN&PTNT, Công thương, GTVT, y tế đã vào cuộc. Mọi cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, người dân đã và đang cùng chung sức để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, tiêu thụ như thế nào, để những sản phẩm này vẫn giữ nguyên giá trị, chất lượng sản phẩm, không chỉ thị trường trong nước mà cả trên thế giới. Mặt khác, bảo vệ hình ảnh nông sản, thay đổi tư duy sản xuất để xã hội chung vai sát cánh tiêu thụ nông sản bằng sự hợp tác, cung - cầu chứ không phải chỉ là ban phát qua “giải cứu”, vô tình gây tổn thương cho nền nông nghiệp, tổn thương cho người nông dân. Với mục tiêu lớn nhất, nhà quản lý mong muốn mọi người dân hiểu hết giá trị của nông sản, biết những vất vả của người nông dân khi tạo ra sản phẩm, từ đó có cái nhìn đúng hơn với các sản phẩm. Cùng bàn luận vấn đề này với khách mời là Ông Lê Minh Hoan, UV BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Đang phát
Live