Chiều nay (19/10), tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều ý kiến tại buổi làm việc kiến nghị tới Ban Tuyên giáo Trung ương về việc chỉ đạo đánh giá tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông. Cần ban hành văn bản chỉ đạo định hướng chiến lược cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới… Mặc dù chất lượng giáo dục đại học của nước ta đã tăng khá ấn tượng trong thời gian qua nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa được như kỳ vọng, trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 Mục tiêu của Đề án là: Đến năm 2025, 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng phần mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ 14, xác định 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện nhiệm vụ đột phá này, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hậu Giang đã từng bước tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất đạo đức, tâm huyết vì sự phát triển của tỉnh, đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với việc giám sát thực địa trực tiếp tại 10 địa phương, làm việc với các bộ ngành liên quan về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng giai đoạn 2018-2022”, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội đã ghi nhận những tồn tại, hạn chế, khó khăn của tuyến y tế cơ sở, y tế dự phòng. Các giải pháp trước mắt và lâu dài về thể chế cũng được đề xuất cụ thể.
“Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong sinh viên hiện nay” là chủ đề của hội thảo vừa được Đại Học Thái Nguyên và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp, tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong sinh viên. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN phản ánh:
Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có gần 9.000 hộ với 25.700 nhân khẩu thuộc 38 dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh. Chủ yếu là các dân tộc: Hoa, Khmer, Tày, Nùng, Châu ro…sống xen kẽ với đồng bào Kinh ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, TP. Vũng Tàu. Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn quan tâm chăm lo, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào, đồng thời khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết giữa các dân tộc để cùng chung sức xây dựng quê hương.
“ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đã được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay, các Bộ ngành, địa phương đã và đang đề ra nhiều giải pháp đột phá.
Với gần 100 triệu dân, lại đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam luôn coi trọng thị trường nội địa - là một thế chân kiềng, “bệ đỡ” trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Thời gian qua đã có rất nhiều chương trình được triển khai có hiệu quả, từ xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đến phát triển thị trường, xây dựng hệ thống trung tâm thương mại hiện đại, chợ truyền thống; Từ chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến “Đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa”; rồi “Mỗi địa phương - xã, phường một sản phẩm” (OCOP)… Bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương và biên tập viên Nguyên Long cùng trao đổi về việc nâng cao chất lượng các chương trình hàng Việt để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live