Những tranh cãi, nghi ngờ về việc các nghệ sĩ đứng ra quyên góp từ thiện và việc sử dụng kinh phí trong hoạt động này vẫn chưa hết nóng. Câu hỏi đặt ra là, vì sao làm từ thiện lại rắc rối và khó khăn đến như vậy?
Quy hoạch treo trong quản lý, sử dụng đất gây lãng phí to lớn nguồn lực. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, vướng mắc trong công tác quy hoạch sử dụng đất đó là do năng lực lập và tổ chức thực còn nhiều tồn tại và sự chi phối của vấn đề lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ. Quy hoạch sử dụng đất cần phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn và bảo đảm đồng bộ, thống nhất,minh bạch, hiệu quả là lưu ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với Thường trực Uỷ ban kinh tế về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) cấp quốc gia.
Nội dung chính:* Chỉ số POBI 2020 - Công khai ngân sách cấp tỉnh đang có dấu hiệu chững lại và khoảng cách cải cách giữa các tỉnh còn xa, dư địa cải cách còn lớn.* Kết nối tiêu thụ hàng Việt - cần sự đồng hành, sát sao từ cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương
Từ ngày 27/4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2021. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đến ngày 11/5. Sau đó, các em chuẩn bị ôn tập để bước vào kỳ thi được coi là quan trong nhất cuộc đời. Năm 2021 là năm thứ 2 điều chỉnh kỳ thi THPT quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích chính là nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi năm 2021 cơ bản giữ ổn định như năm ngoái. Nhưng đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến nền giáo dục trong năm nay khi học sinh phải nghỉ học quá nhiều (vừa nghỉ tết Nguyên đán, vừa nghỉ phòng chống dịch), việc học tập bị xáo trộn, gián đoạn khiến không ít học sinh bị rơi rụng kiến thức, dẫn đến việc chuẩn bị đủ “hành trang” trong kỳ thi THPT càng trở nên cấp thiết. Vì thế mà điều xã hội quan tâm nhất lúc này là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có những điều chỉnh, bổ sung gì để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhưng vẫn đảm bảo kỳ thi diễn ra một cách an toàn, minh bạch. Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng bàn luận về vấn đề này.
Thưa quý vị! Tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) của Việt Nam thời gian qua đã tăng nhiều. Minh chứng là số công bố quốc tế của chúng ta trong năm 2020 tiếp tục tăng. Rồi năm 2020, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng cao trong bảng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, khi đứng ở vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế, dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Chưa kể, năm 2020, KHCN và đổi mới sáng tạo cũng đóng góp quan trọng trong việc giúp Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương 2,91%- là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, như nhận định của các chuyên gia, hoạt động KHCN ở nước ta vẫn còn nhiều bật cập và cần thêm nhiều chính sách đột phá, để thời gian tới, KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đây cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Câu chuyện về việc“thổi giá” thiết bị y tế của một số doanh nghiệp thời gian gần đây đã làm“nóng” các diễn đàn xã hội, khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi. Công khai, minh bạch – được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết thực trạng này, để việc sử dụng đồng tiền công vừa đúng mục đích, vừa đúng thực chất, đó là hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Theo dự báo của ngành Tài chính, năm nay thu ngân sách cả nước sẽ bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cũng nêu rõ, khả năng phải điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nếu tác động của dịch còn kéo dài. Trong điều kiện khó khăn, làm sao cân đối ngân sách, để bảo đảm các mục tiêu phát triển? Thu thế nào, chi ra sao, càng cần phải tính kỹ hơn lúc bình thường- thuận lợi, và quá trình này phải được giám sát chặt chẽ hơn. Luật ngân sách Nhà nước 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, đã bổ sung quy định về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Kết quả khảo sát về Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI) và Chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (FOBI) 3 năm liên tiếp, cho thấy những chuyển biến tích cực trong thực hiện công khai ngân sách theo Luật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình này. Làm sao để việc “công khai” phải thực chất, công khai đi liền với minh bạch? Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với sự tham gia bàn luận của chuyên gia tài chính, PGS.TS Vũ Sỹ Cường.
- Mở cửa lại nền kinh tế: Cần nhưng hết sức thận trọng.- Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công ở các địa phương còn thấp so với tiến độ đặt ra.- Mỹ rút bớt quân khỏi Đức: Dấu hỏi tình đồng minh?- Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại.- Cần xác thực thông tin cá nhân, minh bạch hóa quy trình thanh toán điện tử.- Bắc Kinh tái áp đặt các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Thời gian gần đây, nhiều ứng dụng cho vay trực tuyến đã quảng cáo, chào mời cho vay với thủ tục đơn giản, có thể vay một khoản tiền nhỏ từ 5 triệu đồng, mà không cần phải thế chấp… Chính sự dễ dàng trong thủ tục phê duyệt cho vay nên nhiều người đã dễ dàng rơi vào “bẫy tín dụng đen”. Vì sao gọi đây là các bẫy tín dụng đen? Làm thế nào có thể minh bạch các hoạt động tín dụng qua app cho vay trực tuyến? Khách mời là ông Trần Việt Vĩnh - Nhà sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đổi mới Tài chính Fiin, từng nhận giải thưởng “Doanh nhân Vàng Việt Nam năm 2019”, Công ty Fiin được bình chọn là 1 trong 10 Thương hiệu nổi tiếng hàng đầu năm 2019, cùng bàn luận về chủ đề này.
- Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức các hoạt động sôi nổi, thiết thực.- Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tượng trưng vật tư y tế hỗ trợ 8 nước đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện tại Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương phòng, chống dịch COVID-19.- Việt Nam tăng 14 bậc trong xếp hạng quốc tế về công khai ngân sách.- Qua 3 ngày tổng kiểm tra, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện hơn 900 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trên 2.000 trường hợp vi phạm quy định về mũ bảo hiểm.- Tổ chức y tế Thế giới (WHO) ủng hộ sớm đánh giá độc lập về quy trình ứng phó đại dịch COVID-19.- Trung Quốc quyết định áp thuế chống bán phá giá lên lúa mạch Australia. Đây là căng thẳng mới nhất liên quan đến việc Australia kêu gọi cuộc điều tra về nguồn gốc dịch Covid- 19 ở Trung Quốc.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)