- Thành công từ mô hình xóa đói, giảm nghèo - Những ghi nhận thực tế tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.- Miền núi Nam Trà My: Nghĩa đồng bào giữa đại dịch Covid-19.
Khách mời: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương; Ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Suốt chiều dài biên giới hơn 265 km ở Lai Châu, lực lượng bộ đội biên phòng đang phối hợp cùng các lực lượng tại chỗ lập lên một thế trận "vành đai xanh" vững chắc, ngăn chặn người vượt biên trái phép, phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả. Đóng góp vào thế trận đó là hệ thống loa phát thanh tại các xã biên giới, với các nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đồng bào, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch trên tuyến biên giới. Ghi nhận của phóng viên Khắc Kiên tại xã biên giới Huổi Luông, huyện Phong Thổ.
Do ảnh hưởng của bão số 2, ngày hôm nay (2/8), trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có mưa vừa đến mưa to. Sau những ngày nắng hạn việc mưa hoàn lưu sau bão rất dễ dẫn đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực miền núi. Ghi nhận của PV Sỹ Đức
- Thiên tai tiếp tục khó lường ở miền núi phía Bắc.- Nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy hợp tác xã phát triển.- Chủ động chăm sóc gia súc, gia cầm mùa mưa bão.
Yên Bái có nhiều sông suối, ao hồ, nên nguy cơ đuối nước rất cao, đặc biệt là đối với trẻ em nếu không được cha mẹ giám sát chặt chẽ. Thực tế là tại tỉnh này, năm nào cũng xảy ra các vụ tai nạn đuối nước thương tâm, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, ngành và các bậc phụ huynh. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN thường trú Tây Bắc.
Năm nay, hạn hán đến sớm và khốc liệt hơn mọi năm khiến nguồn nước sinh hoạt đang khan hiếm. Tại trường THPT Quang Trung, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, để có nước sinh hoạt cho gần 300 em học sinh nội trú, các thầy cô giáo đã phải tìm nguồn nước ở xa. Phản ánh của phóng viên Phương Cúc và Hội Nhàn tại miền Trung:
- Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030 vừa được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký thông qua với số tiền là 137.000 tỷ đồng.- Nhiều địa phương có hoạt động kích cầu du lịch.- Vườn hồng xiêm ở Tiền Giang bội thu trong khi hạn mặn vẫn ảnh hưởng lớn đến người dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, nhưng hiện vẫn là vùng khó khăn nhất - chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất – kinh tế xã hội phát triển chậm nhất - tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất - tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Để góp phần cải thiện thực trạng này, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Cùng với Chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, đây được xem là một trong 3 chương trình Mục tiêu quốc gia quan trọng làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế xã hội của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng xa.
Trong thời đại công nghệ thông tin, đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí cũng như từng phóng viên phải thay đổi để bắt kịp với xu hướng thời đại, đáp ứng công việc. Những phóng viên ở địa bàn miền núi, dân tộc thiểu số càng phải tự học tập, tự rèn luyện khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất tác phẩm báo chí. Mặt khác, mỗi phóng viên phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng khi mà mạng xã hội đang tác động rất lớn đến nền báo chí ngày nay. Ghi nhận của CTV Tấn Sỹ tại tỉnh Quảng Nam:
Đang phát
Live