- Tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý ở Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp - Công an TP Hải Phòng trấp áp tội phạm, bảo vệ Tết bình yên - Tội phạm gia tăng – Báo động từ văn hóa ứng xử
hời gian qua tình trạng tội phạm ma túy và buôn bán sản xuất trái phép chất ma túy tiếp tục gây nhức nhối xã hội. Công tác phòng, chống ma túy - nguồn gốc, tội phạm của các loại tội phạm đang được các lực lượng chức năng đặc biệt quan tâm và chú trọng, với nhiều giải pháp tổng hợp. Đặc biệt là ngăn chặn tấn công quyết liệt cả hai mũi: Cung và cầu. Đây cũng là nội dung bài viết “Nỗ lực giảm cung cầu ma túy bước đầu có hiệu quả” của phóng viên Nguyên Nhung.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại về sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia hiện nay. Đáng chú ý, độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa. Vì sao thời gian qua, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền của để phòng chống vấn nạn ma túy, nhưng kết quả thu được không như mong đợi. Số người nghiện không giảm mà còn gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ. Tại sao lại có tình trạng này? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Trịnh Hoà Bình – Nguyên giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam
Ngăn chặn hiểm họa ma túy trong giới trẻ: Cần sự chung tay cộng đồng.- Nhóm nhạc Rock ở Ả Rập Xê Út truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ theo đuổi đam mê.
Theo thống kê, hiện cả nước có gần 230.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó gần 60.000 người mới được phát hiện trong năm 2023. Đáng lo ngại số người nghiện ngày càng trẻ hóa, nhất là nhóm đối tượng sử dụng ma túy mới, ma túy tổng hợp được xác định là "nguồn cầu" tiêu thụ rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Năm 2023, Bộ Công an đã chỉ đạo phát hiện, đấu tranh 27.333 vụ, 42.977 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ hơn 523 kg heroin, 541 kg cần sa, gần 100 kg thuốc phiện, hơn 4 nghìn kg và 2 triệu viên ma túy tổng hợp, xử phạt vi phạm hơn 11.000 người; bắt giữ, khởi tố hơn 3.500 người nghiện, người sử dụng trái phép ma túy có hành vi vi phạm pháp luật, song số vụ và mức độ vi phạm ở người nghiện ma túy vẫn gia tăng. Đây là những thách thức đối với công tác phòng chống ma túy ở Việt Nam hiện nay.
- Thời gian qua, bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, nắm chắc địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, Cục Hải quan An Giang luôn chủ động, tích cực trong công tác phối hợp với các lực lượng chức năng và các địa phương biên giới nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên tuyến biên giới - Tăng cường hiệu quả quản lý người nghiện sau cai nghiện ma túy
Hiện cả nước có hơn 228.200 người nghiện ma túy và người sử dụng ma túy trái phép. Trong đó, có hơn 37.300 người sử dụng trái phép chất ma túy và hơn 170.000 người nghiện ma túy. Đáng lo ngại là trung bình mỗi năm, tỷ lệ người sử dụng ma túy ở Việt Nam tăng từ 5% đến 7%, độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa. Trước thực trạng này, để bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy, giúp người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng là trách nhiệm không của riêng ai.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại về sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia hiện nay. Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, đến tháng 10/2024, cả nước hiện có 226.000 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người đang bị quản lý sau cai nghiện có hồ sơ quản lý. Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa. Vì sao thời gian qua, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền của để phòng chống vấn nạn ma túy, nhưng kết quả thu được không như mong đợi. Số người nghiện không giảm mà còn gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ. PGS.TS Trịnh Hoà Bình – Nguyên giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam sẽ cùng bàn luận về "hậu quả của việc nghiện ma túy đối với gia đình và xã hội, nguyên ngân và giải pháp ngăn chặn hiệu quả":
Trung bình mỗi năm, tỷ lệ người sử dụng ma túy ở Việt Nam tăng từ 5% đến 7%. Đáng báo động là tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp bị loạn thần đã để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội. Trước tình trạng số người sử dụng ma túy ngày càng gia tăng và độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa thì việc “Bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy” là việc không của riêng ai.
Theo thống kê, đến tháng 8/2024, cả nước có hơn 227.000 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người đang bị quản lý sau cai nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó đáng chú ý, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 15 - 25, thậm chí có nhiều em ở độ tuổi 13 - 15 tuổi. Trong tổng số 95% người sử dụng ma túy túy tổng hợp thì có tới 70 - 75% người trong độ tuổi 17 - 35 tuổi, chiếm tỷ lệ lớn là thanh niên, học sinh, sinh viên. Đây là những con số đáng lo ngại và càng đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc cần những giải pháp mạnh và hiệu quả để ngăn chặn hiệu quả tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý, nhất là trong các lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Đang phát
Live