Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 13, Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nghị quyết khẳng định: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; luôn phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Năm qua, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt, 1 chỉ tiêu không đạt. Năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Chính phủ thống nhất phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cuơng, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".
LỄ HỘI BẮN CUNG TRUYỀN THỐNG NHÂN DỊP NĂM MỚI TẠI NHẬT BẢN Hôm nay, lễ hội bắn cung truyền thống nhân dịp năm mới diễn ra tại cố đô Ki-ô-tô (Kyoto), Nhật Bản. Với thanh niên Nhật Bản, tham gia sự kiện này nhằm kỷ niệm dấu mốc trưởng thành trong cuộc đời.
Cần tăng cường đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức thông qua Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô và Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ điều phối.
Với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Bahnar sinh sống từ nhiều năm nay, làng Đê Ktu, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai là một trong những ngôi làng tiêu biểu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cùng với chính quyền địa phương, người dân trong làng đã nỗ lực trong lao động sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, vì đây là ngoại lực bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong những năm qua, nước ta đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI.
Qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đánh giá đã đạt được thành tựu “to lớn, toàn diện và có tính lịch sử”. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, tiện ích xã hội được nâng lên, thu nhập người dân cải thiện dần. Tuy nhiên cũng thật trăn trở khi những tiêu chí xây dựng nông thôn mới đang làm mất đi giá trị văn hóa; hay sự “sao chép” thiếu chọn lọc khiến cho làng cao lên, làng to ra, nhưng con người lại dần xa nhau. Vậy xây dựng nông thôn mới phải làm gì để hướng đến mục tiêu người làng quê trân quý những giá trị truyền thống cha ông để lại và giúp con người sống tử tế, an bình và văn minh hơn.
“ Năm 2023 toàn ngành kế hoạch đầu tư tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2022 với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, đổi mới cải cách, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Những bài học kinh nghiệm của năm 2022 sẽ được đúc rút và năm 2023 Bộ tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, sứ mệnh mới mà Đảng, Chính phủ đặt lên vai. Đây vừa là vinh dự tự hào, vừa là trách nhiệm đối với đất nước”- Đây là những lời tâm huyết mà Bộ trưởng Bộ KHĐT phát biểu trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 vừa được tổ chức tại Hà nội. Bài viết của PV Xuân Lan:
- Triển vọng, thách thức kinh tế Việt Nam 2023 trên nền tảng tăng trưởng vượt trội của năm 2022.-Khởi nghiệp sáng tạo - Kỳ vọng sức bật mới trong năm 2023.
Trong những ngày cuối cùng của năm 2022, tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) và tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Vậy, để 2023 này thực sự là năm dữ liệu số như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đang đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông IPS, Hội Truyền thông số Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live