Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn”. Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn; thảo luận về các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, hoàn thiện chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm…
Nhờ sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương cùng nỗ lực của ngành tài nguyên và Môi trường, các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cơ bản được kiểm soát. Đến nay, toàn tỉnh không phát sinh tình trạng ô nhiễm môi trường từ địa bàn dân cư cũng như từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm.
Làm thế nào để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”?- Khi người trẻ làm mới âm nhạc truyền thống sẽ tạo nên sức hút như thế nào?- Một quán cà phê đặc biệt giúp người mắc hội chứng down vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Câu chuyện dự án xây khu đô thị lấn biển Hạ Long, quây núi thành 'hòn non bộ' ở vùng đệm vịnh Hạ Long đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi về các qui định pháp lí, về trách nhiệm giám sát, quản lý của chính quyền địa phương và các bộ ngành. Cùng với đó là vấn đề bức thiết, làm sao để hài hòa việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ di sản và môi trường. Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Giáo sư, Tiến sỹ Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng bàn luận câu chuyện này.
Sáng nay (8/11), hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 đã kết thúc sau 2 ngày rưỡi diễn ra nghiêm túc, tập trung, sôi nổi và trách nhiệm cao. Nhiều đại biểu đánh giá, việc đổi mới hoạt động chất vấn đa dạng, đa lĩnh vực, phần trả lời của các Bộ trưởng, trưởng ngành và các Phó Thủ tướng Chính phủ thẳng thắn, đúng và trúng các vấn đề đại biểu nêu với tinh thần cầu thị, có trách nhiệm, để lại dấu ấn đặc biệt trong hoạt động của Quốc hội, cũng như đáp ứng sự mong đợi của cử tri, nhân dân.
25 năm được người dân tín nhiệm bầu giữ cương vị Trưởng Ban công tác mặt trận, ông Phạm Văn Khắc đã có nhiều đóng góp xây dựng thôn Thái Bình, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đạt tiêu chuẩn làng Nông thôn mới. Ông vinh dự là một trong những cán bộ mặt trận thôn bản đầu tiên ở Bắc Kạn được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Khi nhà khoa học phải chật vật mưu sinh- Độc đáo nghi lễ văn hóa các dân tộc rất ít người- Niềm vui mỗi ngày ở 1 xưởng may tại Thành phố Lạng Sơn cưu mang, đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật.
Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề được công nhận. Sự phát triển của làng nghề đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, đa phần các làng nghề vẫn đang hoạt động theo hình thức manh mún, nhỏ lẻ, trang thiết bị thô sơ. Chất thải từ những làng nghề này đa phần chưa qua xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất báo động. Thực trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại làng nghề và những khu vực xung quanh. Giải pháp căn cơ nào để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm, giúp cho các làng nghề phát triển một cách bền vững là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khách mời của chương trình là Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Kim Chi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Từ ngày 9/11 đến ngày 12/11, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra "Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023". Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 gồm 3 hoạt động chính như: lễ vinh danh 100 nghệ nhân, thợ giỏi từ các làng nghề trên cả nước; Lễ khai mạc Festival; hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Ngày 2/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025. Với mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. Vậy trước một quyết sách lớn, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn cần làm gì để đạt hiệu quả? “Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn. - Khách mời: PGS TS Dương Văn Sáu - Nguyên Trưởng Khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. - Ông Đặng Trọng Tấn - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Nông Thịnh; Giám đốc Khu du lịch Hòn Mát, tại Nghệ An.
Đang phát
Live