- Những điểm mới trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam và trên thế giới.- Các thầy thuốc trước giờ sum họp.
- 17 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca bệnh mới mắc Covid-19. Kết quả này là tiền đề quan trọng để cả nước bước sang giai đoạn mới - giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kép khi vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.- Hàng trăm nghìn hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã nhận được tiền hỗ trợ.- Hà Nội quyết định cho xe buýt hoạt động bình thường trở lại từ ngày mai. Các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo qui định.- Thủ tướng Anh quyết định đặt tên con trai mới sinh mang tên hai bác sỹ đã trực tiếp chữa trị Covid-19 cho ông. Đây được xem là sự cảm ơn chân thành của nhà lãnh đạo Anh dành cho những người đã cứu sống mình.- Sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trước công chúng tại buổi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy phân đạm ở Sunchon, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông “có thể” sẽ đối thoại với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tuần này.- Bình luận: “Quan hệ Mỹ - Trung: Giọt nước tràn ly sau đại dịch Covid-19”.
Hiện nay, có tới hơn 210 quốc gia đang phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19, trong đó cả 10 nền kinh tế lớn của thế giới - cũng là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam đang là những “tâm dịch”. Việt Nam phải làm gì để phát triển kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới” - nghĩa là khi cả nước đã nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, vừa tập trung phòng, chống dịch covid-19, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội?
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.- Lá cờ đặc biệt tạo từ 7 trang báo in.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tạm dừng mua sắm thuốc điều trị cho tình huống 10.000 người mắc Covid-19.- Đã qua 14 ngày nước ta không ghi nhận thêm ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.- Nhiều địa phương đã mở cửa trở lại các điểm du lịch nội địa trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5.
Thông tin từ báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2019 - PAPI 2019: Nghèo đói, tăng trưởng kinh tế và môi trường là những vấn đề người dân quan ngại nhất, ngay cả trước khi Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Sau hàng loạt dự án phát triển gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân như vụ Fomosa, Rạng Đông, hay tình trạng gây ô nhiễm của một số nhà máy nhiệt điện, các dự án khai thác khoáng sản… dư luận mới giật mình thấy rằng,môi trường nước ta đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa. Nhiều lần Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chỉ rõ, thực tế này đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đặc biệt, phải có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Đây cũng là 1 nội quan trọng đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần này.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và có lẽ cả đến khi dịch qua đi, những chiếc khẩu trang sẽ là vật bất ly thân với hầu hết mọi người mỗi khi ra đường. Với ưu điểm là tiện lợi, giá thành rẻ, những chiếc khẩu trang y tế dùng một lần chính là lựa chọn hàng đầu của người dân. Tuy nhiên, chính vì dùng một lần rồi bỏ đi nên chúng là một trong những mối lo lớn cho môi trường tự nhiên. Hà Anh, PV thường trú tại TPHCM có bài viết đề cập vấn đề này.
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện những sự cố môi trường lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bảo vệ môi trường.- Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp hơn với thế và lực mới cao hơn nhiều của đất nước; nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Covid-19: lửa thử vàng, gian nan thử sức.- Đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) sẽ không thể thành công, nếu Trung Quốc cố tình thay đổi luật chơi.- Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, thay da đổi thịt sau 45 năm giải phóng.
Thủ tướng Chính phủ chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Lúc này là thời điểm nhanh chóng khôi phục chuỗi sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Việc cần làm trước tiên là tập trung các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt chú trọng khởi động lại hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
Đang phát
Live