- Chương trình lớp 1 mới: quá nặng! Điều chỉnh cách nào cho phù hợp?- Hội nghị thượng đỉnh EU-Ucraina thảo luận về tương lai quan hệ hai bên.- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội 13 để chống phá.- Cấp bách sửa chữa chính sách về quản lý đất đai.- Dịch Covid-19 làm gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên toàn thế giới.
Ở TPHCM, có một đội cứu hỏa mà ít người biết đến, đó là Đội chữa cháy khẩn nguy tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Với nhiệm vụ đặc thù, môi trường tác chiến khắc nghiệt đã tạo cho những cán bộ chiến sỹ nơi đây sự bản lĩnh, chuyên nghiệp trong ứng biến với mọi tình huống của sự cố hàng không. Mời quý vị nghe trải lòng của những người lính cứu hoả này, qua phóng sự của Vinh Quang – Phóng viên thường trú tại TPHCM:
Ngày 02/10, Romania báo cáo sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày với mức tăng kỷ lục là hơn 2.300 trường hợp, và cũng là ngày thứ 3 liên tiếp nước này có số ca nhiễm Covid-19 trong ngày vượt mốc 2000 trường hợp. Hải Đăng, phóng viên Đài TNVN theo dõi khu vực Đông Âu đưa tin.
Sau 3 tuần dạy và học, những ngày qua, nhiều phụ huynh đã chia sẻ trên các diễn đàn cho rằng chương trình lớp 1 năm nay quá nặng với trẻ, các con phải tiếp nhận khối lượng kiến thức quá lớn. Thậm chí có những phụ huynh cho biết: con càng học càng sợ, còn cha mẹ thì bế tắc trong việc dạy. Trong khi đó, giáo viên cũng phản hồi là vất vả trong việc dạy học. Chỉ mới qua 3 tuần áp dụng theo chương trình mới liệu đã đủ thời gian để đánh giá? Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi thế nào về những ý kiến về chương trình SGK mới từ phía phụ huynh và giáo viên?
- 17 lãnh đạo sở, ngành Ninh Bình phải thi lại công chức: Liệu có góc khuất trong công tác cán bộ?- Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe người dân tại kênh Cẩm Lai, huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh tiến độ xây dựng các mô hình khu dân cư nông thôn kiểu mẫu. Theo đó, đã hình thành hơn 200 mô hình vườn mẫu, chủ yếu trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. PV Tuyết Lê tại miền Trung phản ánh.
- Bộ sưu tập khuôn bánh trung thu cổ độc đáo ở Hà Nội.- Những chuyến bay không điểm đến trong mùa dịch covid.- Dòng khẩu trang thân thiện với môi trường ở Châu Âu.- Ca nhạc theo yêu cầu.
Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể, giải quyết toàn bộ các vấn đề như: thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch... Thế nên, biến con sông Tô Lịch vốn dĩ ô nhiễm nhiều năm thành một Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh là cả một câu chuyện dài. Và liệu rằng giải pháp tổng thể mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt có khả thi? Cùng khách mời là Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Hội quy hoạch đô thị phát triển Việt Nam cùng bàn luận về nội dung này.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ đà phục hồi nền kinh tế Mỹ. Đây là phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang - cơ quan thiết lập chính sách của FED. Đây là lần cập nhật chính sách tiền tệ đầu tiên của FED sau khi thông báo thay đổi chiến lược hồi tháng 8. Đáng chú ý nhất là FED đã cam kết giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục gần bằng 0 hiện nay. Ngay sau quyết định của FED cùng dự báo thận trọng về nền kinh tế Mỹ, chứng khoán toàn cầu đã chuyển động trái chiều. Vậy tổng thể các giải pháp mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra dịp này sẽ tác động ra sao và liệu có thể khiến nền kinh tế Mỹ khởi sắc hơn hay không? Đây là nội dung trao đổi với khách mời là TS.Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Năm học mới đã bắt đầu gần 2 tuần. Đối với giáo dục tiểu học, đây là năm học đặc biệt – năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới- một dấu mốc cho tiến trình cải cách, đổi mới của ngành giáo dục nước ta. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn không ít địa phương đang gặp khó khi triển khai chương trình này. Vì sao một chương trình có nhiều điểm mới mang tính đột phá nhưng nhiều địa phương lại gặp khó khi triển khai và giải pháp nào để gỡ khó? Đây là chủ đề của chương trình “10 phút sự kiện - luận bàn” hôm nay.
Đang phát
Live