- Người chắp cánh ước mơ cho trẻ nhỏ qua điệu múa ballet.- Một triệu phú kiêm nhà môi trường học người Anh đã tạo ra loại kim cương thân thiện với môi trường, được “làm hoàn toàn từ không khí”.
- Những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi hàng trăm nghìn con nghiện vẫn đang chung sống trong cộng đồng và tìm giải pháp căn cơ cho vấn đề này.- Anh Lê Ngọc Anh chia sẻ về bí quyết không ngừng khởi nghiệp, mặc dù đã gặp nhiều thất bại.- Một triệu phú kiêm nhà môi trường học người Anh đã tạo ra loại kim cương thân thiện với môi trường, được “làm hoàn toàn từ không khí”.- Người chắp cánh ước mơ cho trẻ nhỏ qua các điệu múa ba-lê
Vừa tròn 2 tháng nước ta không xuất hiện ca mắc mới Covid 19, bên lề kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần tiếp tục nêu cao cảnh giác để duy trì thành quả này trong thời gian tới, tạo môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội. Ghi nhận của phóng viên Minh Long – Nguyên Nhung:
- Bài 3 loạt bài: Thiên tai và nhân họa, nhìn từ mưa lũ lịch sử miền Trung.- Vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang.-Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: Hệ lụy của tình trạng thiếu lao động nghề cá
Liên tiếp trong gần 1 tháng qua, miền Trung đã gánh chịu những cơn bão kèm mưa lũ khiến hàng trăm người thiệt mạng, hàng nghìn hộ mất trắng nhà cửa, tài sản. Đáng ngại là trong bão lũ, môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh dịch cũng như tai nạn thương tích. Vậy người dân cần có những biện pháp nào để làm sạch môi trường trong mùa lũ cũng như có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình? Trong chương trình 360 độ Sức khỏe, chúng tôi trao đổi cùng vị khách mời là BS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý Sức khỏe môi trường và hóa chất, Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế về nội dung này.
Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII xác định đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, nhấn mạnh về nguồn lực con người, coi đó là động lực cốt yếu, là nội dung đột phá chiến lược để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là mục tiêu hướng đến năm 2045 đưa nước ta thành nước phát triển có thu nhập cao. Góp ý vào nội dung này, nhân dân cho rằng: xây dựng và phát huy nguồn lực con người là động lực quan trọng, một yếu tố quyết định với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Yêu cầu đặt ra là nhanh chóng hoàn thiện thể chế phát triển chung, trong đó có thể chế cho sự phát triển toàn diện của con người. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.- Bộ Y tế thành lập 7 Tổ công tác hỗ trợ các tỉnh miền Trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sau mưa, lũ.- Chương trình nghệ thuật thiện nguyện "Thương về miền Trung" do Đài TNVN tổ chức, nhằm đón nhận tình cảm yêu thương, sự quyên góp của mọi người, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn.- Hơn 80 triệu người bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.- Pháp chính thức bước vào đợt phong tỏa toàn quốc thứ 2 vì dịch Covid-19.
Đêm 23/10, một số người dân xã Nam Sơn - Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) dựng lều bạt, không cho xe chở rác vào bãi tập kết. Ngay lập tức, tình trạng ùn ứ rác ở nhiều nơi trong khu vực nội thành Hà Nội đã diễn ra. Ngày 25/10, Thành ủy Hà Nội đã họp, ra văn bản chỉ đạo các biện pháp giải quyết tình trạng này. Từ 20 giờ ngày 26/10, bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại. Mặc dù bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại, nhưng cách đây chưa lâu, (khoảng 3 tháng trước thôi) bãi rác này cũng đã bị người dân phản đối không cho tập kết rác do không đồng thuận với phương án đền bù trong vùng ảnh hưởng của Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Sự việc người dân không cho tập kết rác ở những địa điểm gần khu vực dân cư sinh sống, hoặc không đồng ý xây dựng những lò đốt rác, xử lý rác thải ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua đã cho thấy những tồn tại cần phải được giải quyết tận gốc. Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi đề cập nội dung “Giải pháp nào giải quyết tận gốc vấn đề rác thải – nhìn từ sự cố ở bãi rác Nam Sơn, Hà Nội” – với sự tham gia bàn luận của GS. TS Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam.
Mối quan hệ giữa cử tri với đại biểu Quốc hội trở nên gần gũi hơn. Đại biểu lắng nghe kịp thời hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu nhận được nhiều hơn tiếng nói của cuộc sống, để nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Tiếng nói nghị trường đã gần hơn tiếng nói của cuộc sống, của cử tri và nhân dân. Nhiều vấn đề của cuộc sống được Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ lắng nghe, tìm hướng giải quyết trong từng quyết sách quan trọng.Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội đã, đang và sẽ luôn nỗ lực đổi mới không vì ai khác, không nhằm mục đích nào khác là vì cử tri, giúp tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri sớm thành hiện thực. Đó là động lực, là sự thôi thúc của quá trình đổi mới. Cùng sự đổi mới về nội dung hoạt động, đổi mới về hình thức, trong đó sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin là hướng đi tiến tới một Quốc hội điện tử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung: “Quốc hội điện tử - Đổi mới vì cử tri”. Khách mời trong chương trình là Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, người đã tham mưu, đề xuất, thực hiện việc chuyển từ Quốc hội giấy sang Quốc hội điện tử.
Đang phát
Live