
Toàn tỉnh Tuyên Quang có 2887 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đa số các công trình thủy lợi được đầu tư cách đây trên 30 năm, nhiều hồ đập đã xuống cấp hư hỏng, bồi lắng, sạt lở, rỏ rỉ tiềm ẩn nguy cơ sự cố mất an toàn trong mùa mưa bão.
Đến thời điểm này cả nước đã trải qua 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến hết năm 2021, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão/áp thấp, khoảng 2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong bối cảnh cả nước hiện có hàng nghìn hồ chứa thủy lợi và thủy điện, trong đó có những hồ thủy điện có dung tích chứa nước lớn, cùng với việc đảm bảo an toàn hồ đập thì an toàn cho người dân vùng hạ du trong mùa mưa bão là vấn đề đặt ra. Chương trình chuyên gia của bạn có nội dung: “Vận hành hồ thủy điện mùa mưa bão và những vấn đề đặt ra”. Những câu hỏi như Hồ chứa thủy điện được vận hành theo những nguyên tắc nào? Ai có thẩm quyền quyết định vận hành hồ trong những tình huống đặc biệt?... sẽ được ông Nguyễn Quốc Chính – Phó trưởng ban KTSX, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải đáp cùng quý vị.
Dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều địa phương trên cả nước. Thời điểm này cũng đang là cao điểm mùa mưa bão. Xác định việc đảm bảo vận hành an toàn lưới điện quốc gia, đặc biệt, không để gián đoạn vận hành hệ thống đường dây và trạm biến áp 500 kV - công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia là nhiệm vụ chính trị, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ gắn với công tác đầu tư công nghệ, chuyển đổi số nhằm thực hiện tốt “mục tiêu kép”. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Lưu Việt Tiến - Phó Tổng giám đốc EVNNPT về nội dung này:
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, năm 2021 có khoảng 12-14 cơn bão hoạt động trên Biển Đông, trong đó có 5-7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Lượng mưa có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt mưa nhiều hơn so với trung bình nhiều năm ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào tháng 7 đến tháng 9/2021 và mưa lớn có khả năng xảy ra dồn dập trong các tháng 10 và 11/2021 ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Các đợt lũ vừa và lũ lớn ở Bắc Bộ có khả năng tập trung trong các tháng 8-9. Nguy cơ lũ quét và sạt lở đất xuất hiện sớm tại vùng núi khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cũng như các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông ở Trung Bộ… Trên địa bàn cả nước hiện có hàng nghìn hồ chứa thủy lợi và thủy điện, trong đó có những hồ thủy điện có dung tích chứa nước lớn. Công tác đảm bảo an toàn hồ đập gắn với an toàn cho khu vực hạ du thủy điện trong mùa mưa bão được đặc biệt coi trọng. Ông Phạm Hồng Long - Ủy viên thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tư vấn và giải đáp những điều cần biết để đảm bảo an toàn điện & an toàn khu vực hạ du thủy điện trong mùa mưa bão.
- Cảnh báo tai nạn trên biển mùa mưa bão.- Phát tín hiệu cấp cứu khi gặp tai nạn trên biển.- Câu hỏi tìm hiểu biển đảo Việt Nam
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: từ tháng 10 cho tới hết năm 2020, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam. Trong tháng đầu năm 2021, vẫn có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía nam Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ; khả năng vẫn còn những đợt mưa lớn, đặc biệt lớn dồn dập và kéo dài ở Trung Bộ, nhất là khu vực Trung Bộ và Nam Trung Bộ trong các tháng 10 và tháng 11-2020. Hiện đang là thời gian cao điểm mùa mưa bão. Trong bối cảnh cả nước hiện có hàng nghìn hồ chứa thủy lợi và thủy điện, trong đó có những hồ thủy điện có dung tích chứa nước lớn. Cùng với việc đảm bảo an toàn điện thì an toàn hồ đập cũng như an toàn cho người dân vùng hạ du trong mùa mưa bão là vấn đề đặt ra. Cùng khách mời là ông Nguyễn Quốc Chính - Phó trưởng ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ trao đổi kỹ hơn vè vấn đề này.
Thời gian qua, nhiều vụ sạt lở tại các mỏ khai thác khoáng sản tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã ảnh hưởng đến đời sống và tính mạng của người dân trong khu vực. Mùa mưa bão đang đến gần và tính mạng của người dân nơi đây vẫn đang bị nguy cơ sạt lở tại các mỏ khai thác khoáng sản rình rập. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN có bài đề cập:
- Đê điều mùa mưa bão: Không chủ quan khi chưa lường hết nguy cơ.- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP.- Tìm hiểu biển đảo Việt Nam.
- Đê kè Lập Thạch - Sông Lô- điểm nóng mùa mưa bão.- Vì sao gà đồi Yên Thế- Bắc Giang - phát triển chưa xứng tiềm năng?- Hà Nội xây dựng nông thôn mới bền vững từ những mô hình sản xuất hữu cơ.- Trồng và chăm sóc lúa thuần.
Thống kê cho thấy, Hà Nội luôn là một trong những "điểm nóng” nhất về vi phạm đê điều, khi chiếm khoảng 10% số vụ vi phạm trên cả nước. Trong đó, tình trạng tập kết vật liệu xây dựng, xe quá tải đang là thách thức lớn đối với Hà Nội trong việc bảo đảm an toàn đê điều trước mùa mưa bão. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN.