
Làm việc với Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tập trung xử lý 2 vấn đề cấp bách là ô nhiễm môi trường và ắc tắc giao thông.- Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.- Dự hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, doanh nghiệp hai nước sẽ là nguồn sức mạnh khai phá tiềm năng hợp tác Việt-Mỹ không giới hạn.- Quốc hội chốt kinh phí thực hiện chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2030 tối thiểu là hơn 122 nghìn tỉ đồng.- Lệnh ngừng bắn kéo dài 60 ngày tại Li-băng giữa quân đội Israel và lực lượng Héc-bô-la chính thức có hiệu lực lúc 9h sáng nay giờ Việt Nam.- Liên hợp quốc cùng nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lên tiếng hoan nghênh thoả thuận này, coi đây là bước tiến quan trọng giúp khôi phục hòa bình và ổn định cho Trung Đông.
Sáng nay 26/11, Báo Điện tử VOV, Đài Tiếng nói Việt nam tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu", với mong muốn các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng thảo luận, trao đổi thông tin và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa cũng như những thách thức khó khăn, vướng mắc, đồng thời đưa ra những cơ hội, chính sách mới trong phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. PV Xuân Lan phản ánh:
Bỉ đang triển khai một dự án xây dựng hòn đảo nhân tạo lớn đầu tiên thế giới tại Biển Bắc nhằm nâng cao năng lực năng lượng tái tạo của quốc gia. Khi đạt đến các điều kiện tối ưu, hòn đảo này sẽ cung cấp lượng điện gấp 3 lần sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân. Hòn đảo này có thể giảm sự phụ thuộc của Bỉ vào nhiên liệu hóa thạch như thế nào và góp phần giúp Liên minh châu Âu đạt được các mục tiêu về phát thải ròng ra sao, nội dung này được đề cập cụ thể trong Chương trình 10' Sự kiện luận bàn.
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham vừa công bố cho thấy, trong quý 3, chỉ số niềm tin kinh doanh của khối doanh nghiệp này tăng lên đáng kể, từ 45,1 trong quý 3 năm ngoái lên 52 điểm phần trăm vào quý 3 năm nay. Tuy vậy chỉ số này vẫn chưa thực sự quay trở lại kỳ vọng như trước thời điểm đại dịch Covid 19. Cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh, để là điểm tựa niềm tin vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút dòng vốn lớn, chất lượng cao?
Tại Colombia, rất nhiều người dân không có nhà ở và đang phải sống trong cảnh nghèo cùng cực. Cùng lúc đó, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với vấn đề rác thải nhựa tràn lan, gây ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, Quỹ Botellas de Amor do chị Kelly Rodriguez sáng lập đã đưa ra một giải pháp rất sáng tạo, kết hợp hai thách thức tưởng chừng không hề có điểm chung này. Đó là dự án tái chế chai nhựa để xây nhà ở cho những người kém may mắn, không chỉ giúp giải quyết vấn đề về nhà ở, mà còn góp phần làm sạch môi trường, hướng đến một tương lai xanh sạch hơn.
Sự phát triển nhanh chóng của các cụm công nghiệp và làng nghề là động lực tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu, song đã đặt ra áp lực không nhỏ lên môi trường. Trong đó, ô nhiễm không khí, nước và đất đang gia tăng, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống. Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội thảo chia sẻ kiến thức của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề” do Kiểm toán nhà nước Việt Nam tổ chức.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam và làm việc tại Trung Quốc- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm tới với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm khoảng 70% đối nhiên liệu bay- Bệnh viện Từ Dũ tp HCM cứu thành công thai phụ quá kích buồng trứng hiếm gặp trên thế giới- Nước Mỹ sẵn sàng cho ngày bầu cử Tổng thống. Cử tri Mỹ sẽ lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa và Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris thuộc phía Đảng Dân chủ- 194 nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới nối lại đàm phán dự thảo thỏa thuận nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang trải qua quá trình chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và Internet. Để quá trình này thành công, đảm bảo an toàn thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.
Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.
Theo số liệu đã công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 của tỉnh Đắk Lắk đã tăng 9 bậc so với năm 2022. Mặc dù đã tăng khá ấn tượng, năng lực cạnh tranh của Đắk Lắk vẫn ở thứ hạng thấp, đứng 51/63 tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi triển khai đầu tư tại tỉnh, mong muốn tỉnh cải cách mạnh mẽ hơn để khắc phục.
Đang phát
Live