
Bình Dương là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, đang nỗ lực phát triển ngành logistics nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết để bứt phá và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI - cơ hội tạo đột phá phát triển cho các địa phương.- Ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững ở Việt Nam.
Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á (với khoảng 43,9 triệu người). Thương mại điện tử là ngành có tác động tương hỗ với ngành dịch vụ logistics, góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đó là thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại hội thảo "Ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững" do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (16/05/2024) tại Hà Nội. Đây cũng là vấn đề đặt ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo yêu cầu của Chính phủ. Phản ánh của CTV Thuỳ Dung:
Trong những năm qua, tỉnh lạng Sơn đã tập trung đầu tư nhiều hạng mục công trình cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tạo thuận lợi cho thông quan hàng hoá, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, thu ngân sách và thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu đã tăng so với cùng kỳ. Lạng Sơn đang phấn đấu khu vực này trở thành trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần Logistics Quốc tế.
Khai thác thị trường trong nước - thúc đẩy động lực tăng trường quan trọng.- Rất cần “liên kết vùng” trong phát triển lĩnh vực logistics.- Giá chung cư, đất nền tại TP.HCM đi ngang và chủ yếu giao dịch thứ cấp.
Sự phát triển năng động, nhanh chóng của ngành logistics hiện nay đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động, bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội. Thúc đẩy phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với tạo cơ hội và tiếp cận bình đẳng, công bằng cho tất cả mọi người có nghề nghiệp và việc làm, cải thiện điều kiện sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp nói chung và trong lĩnh vực đào tạo nghề logistics nói riêng đang là vấn đề được quan tâm. Đây cũng là nội dung được quan tâm trong Hội thảo “Đề xuất tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp” do Hội Giáo dục nghề nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày (31/3), tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển khoa học, đồng bộ- Phát huy lợi thế vận tải biển, giảm chi phí dịch vụ logistics- Điện Biên: Đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển bền vững
Việc tận dụng tối đa thế mạnh logistics đường bộ được cho là sẽ có những đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế, giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, tạo thêm nguồn lực đầu tư lâu dài cho những lĩnh vực logistics khác, như: đường sắt, đường thủy và hàng không. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 dù muốn đẩy mạnh lĩnh vực logistics đường bộ cũng phải gắn với liên kết vùng để tạo đồng bộ. Trong khi đó để làm được điều này vẫn đang thiếu một “nhạc trưởng” đủ vai trò, thẩm quyền để điều phối.
Phải coi trọng yếu tố “tự chủ, tự cường” mới phát triển ngành dịch vụ logistics bền vững.- Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP.- Bình Dương đẩy nhanh tiến độ tuyến giao thông trọng điểm.
Việt Nam cũng lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics được dự báo đạt mức 5,5%. Đây là kết quả đáng khích lệ, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây cả nước. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại khu vực còn nhiều hạn chế, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.