
Cuộc khủng hoảng của đại dịch Covid-19 đang khiến khu vực Trung Đông thiếu lương thực và nhiều người rơi vào đói nghèo. Tác động này cũng khiến cho tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi bị ảnh hưởng nặng nề.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, dự thảo về một lực lượng quân đội phản ứng nhanh của riêng Liên minh châu Âu (EU) đang bắt đầu định hình một cách rõ nét hơn trong cuộc họp của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng EU vừa diễn ra tại Bruxelles (Bỉ). Khắc phục những hạn chế trong khả năng tự chủ chiến lược, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ và NATO, được cho là những mục tiêu chính của dự án đầy tham vọng này. Vậy hình thái tập hợp lực lượng mới này có điểm nào đặc biệt? Và nếu được các nước thành viên chính thức thông qua, liệu chiến lược quốc phòng - an ninh mới này của châu Âu có “va chạm” với đồng minh Mỹ vốn cũng đang tồn tại nhiều rạn nứt và mâu thuẫn?
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) vừa diễn ra (từ ngày 31/10 đến 12/11 ở Glasgow - Vương Quốc Anh), các nhà lãnh đạo của Liên minh Nước và Khí hậu đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về hành động tổng hợp bảo vệ nguồn nước. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và các rủi ro liên quan đến nước. Hiện có khoảng 3,6 tỷ người không được tiếp cận với nước trong ít nhất một tháng mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050. Ở Việt Nam, nước không chỉ phục vụ mục đích sinh hoạt trong đời sống, nuôi trồng trong nông nghiệp và các ngành kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong sản xuất điện, hiện cung cấp khoảng 35 - 40% sản lượng điện cho đất nước. Thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nơi thì phải xả lũ vì mưa bão, nơi thì khô hạn, khan hiếm nước… gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Nhưng tựu chung, Việt Nam là một quốc gia thiếu nước, khan hiếm nước! Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, nguồn điện ở Việt Nam” với sự tham gia của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Hàng nghìn cán kỹ sư và công nhân làm việc xuyên đêm nhằm đảm bảo tiến độ thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vào cuối tháng 11 này.- Sau hơn 2 năm không có ca mắc COVID-19, đảo Phú Quý đã ghi nhận những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên trong cộng đồng.- Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến- Hội nghị được kỳ vọng sẽ tạo ra một số ổn định trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.- Liên minh châu Âu sẽ công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào chính quyền Bê-la-rút do những căng thẳng về người di cư ở biên giới giữa Bê-la-rút và Ba Lan.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao: nguyên nhân và hướng khắc phục.- Vợ chồng nghệ sĩ cải lương tại Cần Thơ và căn phòng lưu trữ kỷ vật vô giá
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng- người có giọng hát nồng nàn, ngọt dịu và xúc cảm. Anh được biết đến sau thành công vang dội của những ca khúc: Dáng em, Chân tình, Nhớ gấp ngàn lần hơn, Tình đơn côi, Mưa tuyệt vọng…Với hình ảnh thân thiện, gần gũi, Nguyễn Phi Hùng còn được khán giả yêu mến khi luôn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện và công ích xã hội. Trong đó, không thể thiếu những bài hát, câu ca nặng tình quê hương, đất nước, cổ vũ cuộc sống lành mạnh… Mục tiêu lớn nhất của Nguyễn Phi Hùng là thực hiện sứ mệnh âm nhạc và lan tỏa yêu thương, truyền năng lượng tích cực đến với mọi người.
Các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành họp đặc biệt tại Lúc-xăm-bua để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang bủa vây châu Âu. Các nước thành viên EU đã đưa ra những đề xuất khác nhau liên quan đến cải cách thị trường năng lượng, điển hình như đề xuất tách bạch thị trường điện khỏi thị trường khí đốt của Pháp. Tuy nhiên, phiên họp một lần nữa cho thấy tình trạng mỗi nước sử dụng nguồn cung năng lượng khác nhau khiến việc đi tới giải pháp thống nhất của EU là rất khó khăn. BTV Thúy Ngọc trao đổi với nhà báo Đỗ Sinh, Thông tấn xã Việt Nam vấn đề này
Nhận diện mưu đồ núp bóng tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá Đảng, Nhà nước.- Phiên họp đặc biệt của Liên minh châu Âu nhằm cải cách thị trường năng lượng.- Loạt bài “Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt hậu giãn cách” với nhan đề “Doanh nghiệp Miền Tây khốn đốn trong cơn bão “Covid-19”.- Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Phi phát hành tiền điện tử.
Năm học 2021-2022 này, khi dịch bệnh COVID-19 lan rộng, học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố phải tạm nghỉ học, hình thức học trực tuyến áp dụng ngay từ đầu năm học và dự kiến kéo dài hết học kỳ I. Nhiều trường phổ thông xác định tổ chức kiểm tra trực tuyến để lấy điểm thường xuyên, định kỳ, học kỳ. Lúc này cũng là thời điểm các trường đang chuẩn bị kiểm tra, đánh giá giữa học kỳ I. Tại những nơi học sinh còn phải học trực tuyến và học qua truyền hình, việc kiểm tra, đánh giá sẽ khó hơn so với những nơi học sinh đang được đi học trực tiếp. Bởi vẫn còn đó những học sinh không có phương tiện học tập, đường truyền internet không đảm bảo. Vậy làm sao để “Kiểm tra trực tuyến khách quan, chất lượng?”?
Giá than thế giới tăng mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp đang sử dụng tỷ lệ than nhập khẩu (trên tổng than sử dụng trong ngành) cao, như xi măng (chiếm 66%), sắt thép (chiếm 88%), phân bón (74% và nhiệt điện (khoảng 24%). Việc ổn định sản xuất, đảm bảo nguồn cung than trong nước gắn với bình ổn giá than trong nước, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong bối cảnh giá các mặt hàng năng lượngtrên thế giới liên tục tăng cao, trong đó có giá than.
Đang phát
Live