
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: tỉnh Bến Tre sớm hoàn thành việc lập Quy hoạch tỉnh, mở không gian về phía biển, tạo động lực phát triển mới.- Lực lượng Cảnh vệ Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập và đón nhận Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.- Bộ Xây chỉ ra 6 vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội.- Dữ liệu cá nhân của người dân đang bị rao bán công khai trên mạng với sự tham gia của một nhóm khoảng 50.000 người.- Philippine và Mỹ chuẩn bị cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất trong 10 năm qua nhằm ứng phó với mọi đe dọa trong tương lai, cả mối đe dọa tự nhiên lẫn đe dọa do con người gây ra.- Liên minh châu Âu dự kiến áp đặt gói trừng phạt thứ 10 để chống lại Nga nhằm cắt giảm lượng hàng hóa trị giá 11 tỷ euro thông qua các lệnh cấm thương mại và kiểm soát công nghệ.
Nhằm cải thiện nguy cơ mất an ninh lương thực, Chính phủ Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) đã triển khai xây một trang trại trồng lúa mì ở thị trấn Mleiha, thuộc thành phố Sharjah và sử dụng nước khử muối để tưới tiêu.
Đoàn cứu hộ cứu nạn của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đang tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục triển khai lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này:
Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
- Singapore khánh thành hệ thống lưu trữ năng lượng lớn nhất Đông Nam Á - Độc đáo lễ hội truyền thống Wat Phou 2023 tại Lào - Ngư dân Philippines nỗ lực bảo tồn loài rùa biển quý hiếm
Trước dự báo trong năm nay sẽ nhiều khó khăn hơn do nền kinh tế trên thế giới được dự báo lạm phát cao... kéo theo sức mua, tiêu dùng toàn cầu giảm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tìm kiếm thêm thị trường mới từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, doanh nghiệp Việt Nam cần gia tăng hàm lượng giá trị sản xuất nội địa, nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ, tận dụng tốt hơn ưu đãi thuế quan từ các FTA.
Hôm nay (5/2), Liên minh châu Âu (EU) chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga như dầu diesel, nhiên liệu máy bay, xăng và dầu sưởi. Cũng kể từ ngày hôm nay, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia áp giá trần đối với các sản phẩm dầu của Nga. Những động thái cứng rắn này đang đẩy cuộc chiến năng lượng Nga - phương Tây ngày càng gay gắt với những hệ lụy khó lường.
Việt Nam đang thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các trường đào tạo đang làm gì để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hôm nay, các nghiệp đoàn tại Pháp tổ chức cuộc đình công lớn trên toàn quốc để phản đối yêu cầu cải cách chế độ hưu trí. Đây là cuộc đình công lớn thứ 2 sau cuộc đình công hôm 19/1 nhằm gây sức ép để chính phủ sửa đổi những quy định mà các nghiệp đoàn cho là “cú đánh mạnh vào tất cả người lao động”, nhất là quy định nâng tuổi nghỉ hưu lên 67 tuổi. Bất chấp tinh thần đoàn kết của các nghiệp đoàn khi tuyên bố sẽ kéo dài các cuộc đình công cho đến khi chính phủ phải nhượng bộ, Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne mới đây vẫn khẳng định một số thay đổi trong dự luật cải cách hưu trí là “không thể thương lượng”. Quan điểm cứng rắn của cả hai phía đang khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ bất ổn xã hội lớn như đã từng xảy ra tại Pháp năm 1995 khi 2 triệu người Pháp xuống đường phản đối kế hoạch cải cách lương hưu khu vực công.
Đang phát
Live