
Tưởng rằng đại dịch Covid-19 đã phần nào “giảm nhiệt” tại nhiều quốc gia và khu vực, nhưng sau khi các nước nới lỏng phong tỏa và bắt đầu mở cửa biên giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải đưa ra nhiều cảnh báo, bày tỏ lo ngại trước tốc độ lây lan nhanh chóng trở lại của virus Sars-CoV-2, báo hiệu những nguy cơ mới do làn sóng Covid thứ 2 gây ra. Từ châu Á, châu Mỹ cho đến châu Âu, “bóng ma” Covid lại đang quay trở lại do nhiều nguyên nhân.
Phân tích về nguy cơ bùng phát làn sóng Covid-19 thứ hai nhìn từ thực tế Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Trung Đông, dù có thể còn khác nhau về cách gọi – đó là làn sóng thứ hai, hay là đợt bùng phát mới, thì việc số ca nhiễm Covid-19 gia tăng sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội là thực tế mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Mỹ - tâm dịch lớn nhất của thế giới với hơn 2 triệu 300 nghìn người mắc Covid-19 cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm mới sau khi hơn 50 bang thực hiện mở cửa trở lại nền kinh tế. Các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận nguy cơ bùng phát Covid-19 vào mùa xuân hoặc mùa đông năm nay tại Mỹ là hiện hữu. Vậy Mỹ sẽ ứng phó như thế nào trước nguy cơ này, và làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế với phòng chống dịch bệnh? Vấn đề này được lý giải trong cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với anh Phạm Huân, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Mỹ.
Bang Victoria của Australia đang phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 khi trong vòng 5 ngày qua, bang này xuất hiện gần 100 ca bệnh mới. Trước tình trạng này, bang Victoria hôm nay thắt chặt các kiểm biện pháp kiểm soát để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia thông tin.
Cùng với những diễn biến căng thẳng mới trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Trung, làn sóng COVID-19 thứ 2 trở lại đang đặt nhiều quốc gia trước những nguy cơ mới. Tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, hơn 200 ca nhiễm COVID-19 đã được phát hiện kể từ hôm 11/6. Ấn Độ đã báo cáo mức tăng kỷ lục COVID-19 lên tới 14.516 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên gần 400 nghìn ca với gần 13 nghìn trường hợp tử vong. Tại châu Mỹ, Brazil và Mỹ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục khó có thể kiểm soát. Đáng chú ý, có 6 thành viên nhóm vận động tranh cử Tổng thống của ông Donald Trump dương tính với COVID-19. Tại Trung Đông, các ca lây nhiễm cũng tăng theo cấp số nhân tương tự. Một loạt các nước châu Âu chỉ vừa mới mở cửa lại biên giới, nay đã chuẩn bị phong toả trở lại. Và trong một diễn biến mới nhất, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra cảnh báo “Thế giới bước vào giai đoạn COVID-19 mới và nguy hiểm”. Chúng tôi kết nối với các phóng viên Bích Thuận, Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc, Phan Tùng, Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ-theo dõi khu vực Nam Á và Ngọc Thạch, Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông để cập nhật những diễn biến mới nhất về làn sóng COVID-19 thứ 2.
- Tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm bệnh tật trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.- Số lượng các ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tiếp tục gia tăng, “làn sóng thứ hai” đang bao trùm trên toàn cầu.- Mối nguy hại của việc hút thuốc lá đối với hệ hô hấp của con người.
- Tại nhiều nước, “làn sóng dịch bệnh thứ 2” đã bắt đầu xuất hiện. Liệu “làn sóng thứ 2” của dịch bệnh COVID-19 có xảy ra ở Việt Nam?- Người chiến sỹ áo trắng mang quân hàm xanh - Bác sỹ Thân Thiện Hiền, nguyên Trạm trưởng Bệnh xá Quân dân y 799 Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, người luôn mang trong mình tinh thần vì nhân dân phục vụ.
Công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao khi số ca mắc chỉ vài trăm trường hợp, chưa có bệnh nhân nào tử vong và hơn 1 tháng qua chưa ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó tại nhiều nước, "làn sóng dịch bệnh thứ hai' đã bắt đầu xuất hiện trở lại dù trước đó đã khống chế được tốc độ lây lan. Liệu “làn sóng thứ 2” của dịch bệnh có xảy ra tại nước ta khi dịch bệnh vẫn xâm nhập từ bên ngoài và việc hạn chế nhập cảnh không thể kéo dài mãi? Phóng viên Văn Hải có bài đề cập vấn đề này.
Việt Nam đang có nhiều cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu Covid-19. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý khi nước ta đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm sao tận dụng được cơ hội này để chuyển hóa thành hiện thực? Những nút thắt nào cần phải tháo gỡ ngay? Bài học nào được rút ra từ việc bỏ lỡ dòng vốn FDI chất lượng cao trong những năm trước đây? Mục Tiêu điểm sau đây với phần trình bày của BTV Thanh Trường sẽ nói rõ vấn đề này.
- Tận dụng cơ hội đón đầu làn sóng FDI hậu Covid-19.- Nhân sự Đại hội 13 của Đảng – Lắng nghe để lựa chọn?- Đẩy mạnh tinh thần hợp tác khu vực sau đại dịch Covid-19.- Nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang “nóng lên”.- Những câu chuyện xúc động về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người.- Các nước áp dụng nhiều ý tưởng giãn cách xã hội sáng tạo chống tái bùng phát Covid-19.
Việt Nam đang có nhiều cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu COVID-19. Đây là ý kiến đánh giá được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý đưa ra khi nước ta đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm sao để tận dụng được cơ hội này để chuyển hóa thành hiện thực? Những nút thắt nào cần phải tháo gỡ ngay? bài học nào từ việc bỏ lỡ dòng vốn FDI chất lượng cao trong những năm trước cần được rút ra? Đây là nội dung mục sự kiện và bàn luận ngay sau đây với vị khách mời là tiến sỹ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế.
Đang phát
Live