Do kiểm soát dịch bệnh tốt, cộng với tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, các doanh nghiệp, công ty ở Yên Bái và nhiều địa phương trong cả nước đã sớm bắt tay vào khôi phục sản xuất, chủ động thích ứng với dịch bệnh. Điều này làm cho thị trường lao động, việc làm ở Yên Bái cũng sôi động trở lại sau nhiều tháng im ắng.
Khoảng 10 ngày trở lại đây, tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa xảy ra tình trạng sốt đất. Trong thời gian ngắn, người dân từ nhiều nơi đến đây mua, bán, đẩy giá đất tăng nhanh. Không chỉ đất nền tự phân lô, việc mua bán đất nông nghiệp cũng diễn ra nhiều nơi.
Gia tăng lừa đảo đầu tư tiền ảo ở khu vực vùng sâu, vùng xa - Giải pháp nào ngăn chặn?- Cảnh báo tình trạng “loạn” rao bán bộ thử nhanh Covid-19 chưa được cấp phép.- “Dòng chảy” lao động an toàn ở Lào Cai: Hiệu quả từ hoạt động kết nối, giới thiệu việc làm.- Loạt bài Đồng bằng Sông Cửu Long nỗ lực phục hồi kinh tế- Thích ứng linh hoạt với dịch bệnh hậu giãn cách. Bài cuối với tiêu đề: Chắt chiu từng cơ hội để phục hồi.
Phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh Châu Phi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác hàng đầu của nhiều nước châu Phi về hợp tác sản xuất lương thực, thương mại nông sản.- Đảng viên và nhân dân cả nước ủng hộ và đánh giá cao Quy định số 37 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều Đảng viên không được làm.- TPHCM tổ chức sàn giao dịch trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động về quê trở lại Thành phố làm việc.- 12 quốc gia Châu Âu hối thúc Israel từ bỏ kế hoạch xây nhà định cư ở Bờ Tây vì vi phạm luật pháp quốc tế.- Anh triệu tập Đại sứ Pháp vì căng thẳng nghề cá leo thang.
Nhắc tới nông nghiệp thông minh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới tỉnh Lâm Đồng. Nơi mà trong những nhà kính hiện đại, toàn bộ quá trình tưới nước, bón phân, chăm sóc cho cây trồng được tự động hóa. Người nông dân có thể nhàn nhã ngồi ở nhà, hay đi café, rồi công tác, du lịch xa nhà, chỉ cần có kết nối internet với wifi, 3G, 4G… chủ trang trại vẫn có thể điều khiển, thực hiện các thao tác kỹ thuật trồng trọt này qua điện thoại thông minh. Trong khi nông nghiệp công nghệ cao mới được biết đến rộng rãi hơn 5 năm nay, nếu như chúng tôi “bật mí” là động lực cho nông nghiệp 4.0 ở Lâm Đồng đã có từ gần 20 năm trước, quý vị và các bạn sẽ có cảm nghĩ ra sao? Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay sẽ chia sẻ câu chuyện, một chân dung cho “sức bật thần kỳ” về nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương ở vùng Nam Tây Nguyên này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đã khiến 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Trong đó, hơn 600 nghìn lao động di cư về quê tại các tỉnh phía Nam. Hiện, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc mới chỉ đạt 60 đến 70% so với nhu cầu doanh nghiệp. Để khôi phục lại chuỗi lao động bị đứt gãy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng 2 phương án cung ứng lao động qua đào tạo, góp phần bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ hậu Covid-19. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng cần có giải pháp căn cơ, dài hạn và điều quan trọng nhất là phải khống chế được dịch bệnh.
Dịch bệnh Covid-19 phức tạp kéo dài, khiến không ít công nhân, người lao động tại TP.HCM bị mất việc hoặc phải tạm nghỉ việc, rơi vào cảnh khó khăn. Hiện nay, dù TP.HCM đã cho phép một số ngành nghề được hoạt động trở lại, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục…thất nghiệp, chật vật bám trụ TP, mong chờ đến ngày đi làm.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 15 đã kết thúc tuần làm việc đầu tiên. Quốc hội đã thể tinh thần hành động, khát khao đổi mới, chủ động vào cuộc cùng Chính phủ, cùng cả nước ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh. Với 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ nêu ra, cử tri và nhân dân mong đợi những quyết sách quan trọng sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh, sớm phục hồi, phát triển KTXH. Cũng trong tuần làm việc, 4 Dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù được kỳ vọng tạo sự bứt phá cho 4 tỉnh và sẽ là đòn bẩy tạo sự lan tỏa tác động tới các vùng kinh tế chung của cả nước.
Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, trong quý 3, số lao động có việc làm chính thức giảm gần 500 nghìn người, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng hơn 530 nghìn người so với quý trước. Một lực lượng lớn lao động đã và đang di chuyển từ vùng có dịch về quê cho thấy con số này có thể chưa dừng lại. Mặc dù Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19 nhưng giải quyết vấn đề lao động việc làm, chống đứt gãy chuỗi cung ứng về lao động trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh vẫn là giải pháp căn cơ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội và phòng chống dịch Covid 19.
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình lao động việc làm quý 3 trở nên tồi tệ, số người thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao chưa từng thấy. Trong đó, từ tháng 10 này, hàng loạt doanh nghiệp phía Nam bắt đầu hoạt động trở lại thì thiếu lao động do rất nhiều lao động đã trở về quê tránh dịch. Doanh nghiệp và người lao động đỏ mắt tìm nhau là thực tế đang diễn ra. Cần làm gì để cải thiện thị trường lao động những tháng cuối năm nay và những năm sau? Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:
Đang phát
Live