
"Việt Nam quyết tâm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh".- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cam kết như vậy trước cộng đồng quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu. Sự kiện có sự tham dự của hơn 40 nhà lãnh đạo, nguyên thủ các nước theo hình thức trực tuyến.- Nhiều nhà lãnh đạo các nước đưa ra cam kết mới, cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn so với trước đây nhằm chung tay chống biến đổi khí hậu.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN.- Các địa phương được phân bổ vacxin ngừa covid-19 đẩy mạnh công tác tiêm chủng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng đối tượng và đặc biệt là đúng thời hạn để tránh việc vacxin quá hạn, gây lãng phí.- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn do thiếu container rỗng và chi phí lưu kho, vận tải tăng cao.- Toàn bộ hơn 130 người di cư trên một chiếc thuyền được cho là đã thiệt mạng ở ngoài khơi Libi.
Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế "năng lượng xanh". Một nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.
Những chủ trương và chính sách điều hành linh hoạt, chuẩn xác, kịp thời của Đảng và Chính phủ đã đưa Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò là trung tâm của dòng chảy thương mại, tự cường trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đặt ra câu hỏi về hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế truyền thống, khi mà các yếu tố về thiên nhiên, môi trường, con người chưa được chú trọng đúng mức. Trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, ngày Xuân Tân Sửu, mời quý vị và các bạn cùng nghe những nhận định, phân tích của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về quá trình thúc đẩy và những thách thức phát triển mô hình kinh tế xanh, phát triển bền vững, để phát triển kinh tế xanh lan tỏa đến từng người dân, gia đình và doanh nghiệp.
Rủi ro thiên tai mỗi năm gây thiệt hại 1,5% GDP cho nền kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân khiến rủi ro thiên tai ngày càng phức tạp và tác động nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội là do biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường. Để hạn chế tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần hài hòa các giải pháp phát triển kinh tế với các nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu. Để chủ động ứng phó và giảm thiểu rủi ro trước tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, những năm qua, Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách và triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, xác định kinh tế xanh là nội dung quan trọng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững, vừa góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu.
Đang phát
Live