- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, hôm nay, Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Hiện vẫn còn ý kiến khác nhau đối với quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, thay phương thức quản lý cư trú của công dân thông qua số định danh cá nhân.- Dịch sốt xuất huyết đang vào mùa, riêng tại tỉnh Khánh Hòa, tháng 5 vừa qua ghi nhận số ca tăng gấp 3 lần so với các tháng trước. Nhiều ca bệnh nặng do người dân tự điều trị tại nhà, đi khám muộn.- Từ tháng 6, giấy phép lái xe không in mã hai chiều (QR) sẽ được coi là giấy phép không hợp lệ.- Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng ở mức 5,2%.- Bình luận: Vải thiều và bài học tìm đầu ra cho nông sản.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
- Từ kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 của Bộ Chính trị để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước, đến những cơ hội và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.- Sự trỗi dậy về kinh tế của Việt Nam cũng được nhấn mạnh trong cuộc khảo sát của Phòng thương mại Australia, các doanh nghiệp coi là nơi thuận lợi nhất để mở rộng kinh doanh, vượt qua Philippines và Myanmar trong những năm gần đây.- Các nước Ả Rập và dư luận quốc tế hoan nghênh "Tuyên bố Cairo" với kỳ vọng chấm dứt cuộc khủng hoảng và xung đột vũ trang kéo dài 9 năm qua tại Libya.- Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã lan rộng tại nhiều nước trên thế giới, khởi nguồn từ 1 vụ việc “cụ thể” từ nước Mỹ. Liên quan đến vấn đề này, chương trình có bình luận nhan đề “Đốm lửa nhỏ, ngọn lửa lớn”.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương năm 2021.- Hội nghị quy mô đặc biệt lớn về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội, dự phòng thách thức từ EVFTA diễn ra sáng nay tại Hà Nội.- Không “thích nghèo”, 83 hộ dân tại tỉnh Kon Tum đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.- Thủ tướng Đức khẳng định sẽ không ứng cử nhiệm kỳ thứ 5.- Các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ đã bước sang ngày thứ 9 và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
- Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với đại dịch Covid-19 thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, đưa ra những biện pháp cụ thể thúc đẩy các nước nội khối sớm thích ứng và chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn này.- Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ khai trương vào ngày 1/7 tới.- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch yêu cầu thu hồi văn bản của Tổng cục Du lịch đề nghị 3 hãng hàng không lớn của Việt Nam hỗ trợ 400 vé máy bay miễn phí các chặng bay nội địa cho đoàn công tác của đơn vị này.- Nắng nóng và khô hạn khiến hàng chục nghìn hộ dân tại tỉnh Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt và có nguy cơ thiếu đói.- Quan hệ Mỹ- Trung Quốc tiếp tục căng thẳng ở mặt trận “vận tải hàng không” khi Mỹ thông báo sẽ dừng tất cả các chuyến bay thương mại chở khách của Trung Quốc tới Mỹ từ ngày 16/6 tới, còn Trung Quốc loại Mỹ khỏi danh sách nối lại các chuyến bay quốc tế từ tuần tới.- Thụy Điển thừa nhận thất bại của chính sách miễn dịch cộng đồng khi tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nước này cao nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia bác bỏ thông tin cho rằng, nước này đang muốn tạo miễn dịch cộng đồng trong phòng ngừa virus Sars-CoV-2.
Vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước khi Trung Quốc vừa thực thi chính sách cải cách mở cửa, bán hàng vỉa hè nổi lên như một trào lưu khởi nghiệp tại nước này, tuy nhiên, sau đó các sạp hàng đã bị dẹp bỏ do gây mất mỹ quan đô thị. Sau đợt dịch Covid-19 lần này, nguy cơ thất nghiệp ở Trung Quốc tăng cao, "kinh tế vỉa hè" lại một lần nữa lên ngôi, nhưng với phiên bản cao hơn và gắn liền với quản lý đô thị. Phóng sự của Phóng viên Bích Thuận, thường trú tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
- Tuần lễ biển và hải đảo việt nam 2020.- Cần quy hoạch không gian biển để phát triển kinh tế biển xanh.- Hải phòng tuyên truyền pháp luật đến ngư dân.
- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến với sự tham gia của Bộ trưởng Kinh tế 10 nước thành viên ASEAN. Hội nghị thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội - tăng cường hợp tác, ứng phó đại dịch.- Gần 340 công dân Việt Nam từ Anh đã được đưa về nước an toàn.- 128 công dân Việt Nam từ Singapore về nước đã có kết quả âm tính lần 1 với Covid-19.- Nhiều học sinh tại Đắc Lắc chưa đến lớp học lại bình thường sau thời gian dài nghỉ phòng dịch.- Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhất trí giảm nợ cho các nước thu nhập thấp.- 4 nhân viên cảnh sát Mỹ liên quan đến vụ việc người đàn ông da màu tử vong đều bị buộc tội. Trong khi đó, làn sóng tuần hành phản đối nạn phân biệt chủng tộc tiếp tục lan rộng tại nhiều nước châu Âu.
- Thủ tướng phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.- Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với Covid-19 (AEM) cũng như AEM+3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về nội dung này.- Ngành giáo dục đánh giá công tác dạy và học trực tuyến bước đầu có những kết quả tích cực.- Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ quyết định mời Tổng thống Nga PuTin tham gia hội nghị G7.
Đang phát
Live