- Hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.- Doanh nhân Singapore cung cấp bữa ăn miễn phí cho lao động nhập cư khó khăn trong dịch Covid-19.- Giới thiệu về cuốn sách “Máy móc, nền tảng, cộng đồng” của hai tác giả Andrew McAfee & Erik Brynjolfsson.- Câu chuyện của nữ điều dưỡng những ngày trên tuyến đầu chống dịch.
Ngày 27/5, phát biểu tại cuộc họp một giờ của chính phủ ở Duma quốc gia Nga, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov cho biết, tổng chi phí cho các biện pháp chống khủng hoảng để hỗ trợ nền kinh tế Nga nhằm chống lại hậu quả của đại dịch Covid-19 là 3,3 nghìn tỷ Rúp. Anh Tú, phóng viên Đài TNVN thường trú tại LB Nga đưa tin.
- Những mô hình hay giúp phụ nữ phát triển kinh tế.- Làng Phù Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vươn lên thoát nghèo nhờ nghề truyền thống.
- Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV bước sang tuần thứ 2 làm việc với nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội sẽ nghe và thảo luận trực tuyến Dự thảo Nghị quyết về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025. Theo Dự thảo việc miễn thuế đất nông nghiệp sẽ giúp nông dân cả nước không phải đóng khoảng 7.500 tỷ đồng một năm.- Dịch Covid-19 được kiểm soát, cơ hội cho các ngành hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm của nước ta xuất khẩu mạnh trong thời gian tới. Dự kiến sẽ diễn ra hội nghị giao thương trực tuyến về nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc.- Hơn 8 triệu khách hàng sử dụng điện ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ được giảm giá điện, miễn tiền điện với tổng số tiền hơn 3.580 tỷ đồng.- Afghanistan bắt đầu thả hàng nghìn tù nhân Taliban, sau khi lực lượng nổi dậy này bất ngờ đề xuất ngừng bắn trong kỳ nghỉ lễ Ít An-Fit.- Thủ tướng Anh quyết mở lại trường học bất chấp còn nhiều tranh cãi về mức độ an toàn trước dịch Covid-19.
- Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng, các đại biểu Quốc hội băn khoăn vấn đề kiểm soát quyền lực của chính quyền đô thị theo mô hình thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp quận và cấp phường.- Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P nhận định: Nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm hồi phục trong thời gian tới.- Thanh Hóa phát hiện nhiều hộ khá giả vẫn được nhận tiền hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó có những gia đình có họ hàng với Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ.- Tại Bình Dương đang có thực trạng rất nhiều lao động mượn hồ sơ của người khác xin việc và tham gia bảo hiểm xã hội. Việc làm này không những vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà còn gây rắc rối cho chính người lao động trong giải quyết chế độ.- Mỹ thông báo bổ sung 33 thực thể mới là các tập đoàn và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen chịu các lệnh trừng phạt của nước này, nguy cơ gia tăng căng thẳng giữa hai nước.- Cuba thông báo 2 loại thuốc do nước này tự sản xuất có phát huy tác dụng trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nguy kịch, qua đó góp phần giảm mạnh tỷ lệ tử vong do dịch ở quốc gia này.
- Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, giải pháp thực hiện.- Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học: “Một vai hai gánh” – Liệu có khả thi?- Những tín hiệu vui cho nông sản xuất khẩu.- Khám phá không khí tại đầm sen Tây Hồ, Hà Nội những ngày hè.
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, sáng 20/05, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo trước Quốc hội về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có điều chỉnh nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Kịch bản 1: GDP tăng dự kiến cao nhất tăng khoảng 5,2%, và Kịch bản 2: GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 đến 4,4% so với năm 2019 - thấp hơn mục tiêu đề ra ban đầu là tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,8%. Biên tập viên Nguyên Long trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và bàn giải pháp thực hiện.
Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sáng qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tận dụng lợi thế sớm kiểm soát được dịch bệnh, thời điểm này, chúng ta cần vươn lên nhanh để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước trong trạng thái “bình thường mới”. Trong khi dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp, nhiều thị trường đóng cửa, không ít ngành nghề kinh tế vật lộn tìm cơ hội để khôi phục thì nông nghiệp được coi là điểm sáng để có thể phục hồi nhanh chóng, tận dụng lợi thế của một nước nông nghiệp. Và mỗi khiđất nước gặp khó khăn, nông nghiệp lại thể hiện vai trò là trụ đỡ, là phao cứu sinh của nền kinh tế. Bình luận của BTV Hương Lan, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Đoàn Hùng.
- Những kịch bản tăng trưởng kinh tế đang được Chính phủ xây dựng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước.- Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để nắm bắt cơ hội mới sau dịch Covid-19. Đây là nội dung trả lời phỏng vấn của Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Tác động của đại dịch Covid-19 đang bắt đầu gây ra những hệ quả hữu hình. Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới - vừa thông báo chính thức rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong gần 5 năm qua. Nhưng đó có thể chưa phải tất cả. Theo giới phân tích tại Tokyo, tính theo nhịp độ cả năm, kinh tế Nhật Bản thậm chí sẽ giảm 22 % so với năm ngoái - mức sụt giảm nặng nề nhất trong lịch sử. Để tìm hiểu rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Bùi Hùng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Đang phát
Live