
Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính của hơn 60.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu Ngân sách nhà nước hơn 4.900 tỷ đồng, giảm chi Ngân sách nhà nước hơn 13.800 tỷ đồng, kiến nghị khác khoảng 41.200 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 119 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý. Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán.
Bộ Tài chính đã siết chặt chi tiêu, như chi hội nghị hội thảo, cắt giảm tối thiểu 70% đi công tác nước ngoài, cắt giảm thêm 10% chi phí ngoài lương. Nhờ đó, ngân sách Trung ương đã tiết kiệm chi trên 10.000 tỉ đồng, có nguồn để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh. Đáng chú ý là tiết giảm hội họp trực tiếp, tiết giảm tiền tiếp khách, công tác nước ngoài, nhưng công tác điều hành, chỉ đạo từ Trung ương, các bộ ngành cho tới địa phương vẫn thông suốt, nền kinh tế vẫn đạt được những kết quả ấn tượng. Dư luận quan tâm: làm sao để duy trì sự tiết kiệm hiệu quả này, không chỉ trong đợt dịch covid-19 mà phải là việc làm thường xuyên, lâu dài. BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
Doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm đến 60% thời gian quản lý thông tin, đồng thời truy xuất nguồn gốc thực phẩm; nâng cao uy tín, thương hiệu... khi tham gia Dự án thử nghiệm về Truy xuất nguồn gốc sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Hongkong. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (GS1 Việt Nam) (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và công nghệ) và GS1 Hongkong. Tin của phóng viên Tạ Lan.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công.- Công an thành phố Hải Phòng phát hiện và bắt giữ gần 7 tạ cần sa từ nước ngoài tuồn vào Việt Nam.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt do biến thể virut Sars CoV 2 ở Anh. Trong khi đó, giới y tế Đức cảnh báo, virut biến thể này cũng có khả năng đã xuất hiện tại Đức.- Thủ tướng Thái Lan cảnh báo có thể phải tái phong tỏa đất nước nếu dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại vượt tầm kiểm soát.
Sáng nay (22/12), Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Ông Hồ Đức Phớc- Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết: Với việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao cùng với hành án và các tác động tiêu cực của môi trường, ảnh hưởng dòng sông Mê Công, đặc biệt tác động đến những lưu vực xung quanh dòng sông Mê Công và những quốc gia ở hạ lưu, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI đã đưa ra sáng kiến kiểm toán việc quản lý nước của lưu vực dòng sông Mê Công nhằm cảnh báo và kiến nghị với các quốc gia phải có trách nhiệm đối với việc quản lý nguồn nước sông Mê Công và phục vụ phát triển bền vững.
Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030 xác định 3 trụ cột phát triển và 7 nội dung chính, tập trung ở khuôn khổ pháp lý, hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán, hội nhập, hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin, công nghệ cao…
Chỉ trong 1 tuần, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công 5 ca ghép gan, nhiều nhất từ trước đến nay.- Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.- Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ điều tra về "khoảng 5" trường hợp có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech.- Thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm chính thức ra mắt tại Singapore.
Hiện, cả nước có trên 40 quỹ tài chính ngoài ngân sách và nhiều quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập ở các bộ ngành, địa phương. Các quỹ này góp phần huy động thêm các nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và phát triển đa dạng hóa các hoạt động tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, thậm chí xảy ra sai phạm, lãng phí, thất thoát. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này và cần có những giải pháp gì để khắc phục? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngoài ngân sách: Vai trò của Kiểm toán Nhà nước” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Vũ Văn Họa - Phó Tổng kiểm toán Nhà nước và Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh.
Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Kiểm toán Nhà nước đã từng bước được củng cố, kiện toàn. Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước cũng không ngừng được nâng cao, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh Kiểm toán Nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn lắng nghe.
Với cương vị Chủ tịch Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021, Kiểm toán nhà nước đã chủ trì và đề xuất thực hiện cuộc kiểm toán hợp tác “Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong, gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” và thành lập Ủy ban đặc biệt nghiên cứu việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ASOSAI