
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay có chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn” với khách mời là bà Phạm Ngọc Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ông Kang Byung Joo –Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, khoảng trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung, và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình với chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn”.
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, bảo hiểm y tế luôn được Chính phủ xác định như là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội, cần được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.
Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá XV đã tiến hành thảo luận về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020 và việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019-2020. Quá trình thảo luận, đa số các đại biểu Quôc hội cho rằng cần giải pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là nhóm đối tượng người lao động ở khu vực phi chính thức, nhóm tham gia BHXH tự nguyện và người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng…. Liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, trong chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về những quy định của pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, đặc biệt những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 201 với sự tham gia của Luật sư Nguyễn Đức Năng, Giám đốc Công ty Luật năng và Cộng sự.
- Yên tâm khám chữa bệnh nhờ bảo hiểm y tế - Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân - ĐBSCL đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng
Cảm nhận hoa sữa trong lòng người Hà Nội.- Kết dư bảo hiểm xã hội.- Cô bé bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt gần 953.078 tỉ đồng. Vậy, việc kết dư quỹ bảo hiểm xã hội nói lên điều gì? Tỷ lệ thu, chi đã hợp lý để vừa tăng quỹ, vừa sử dụng, chi trả hợp lý hay không nhất là khi dịch Covid19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo từ năm nay, nguồn thu quỹ sẽ giảm, chi tăng lên. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia về an sinh xã hội bàn luận về câu chuyện này.
Thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ hơn về cơ chế khuyến khích phát triển bảo hiểm vi mô, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp.- Dư luận cán bộ đảng viên và nhân dân về Quy định mới của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.- Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, từ hôm nay, hành khách đi máy bay chỉ phải thực hiện khai báo y tế điện tử.- Đường Hồ Chí Minh qua Thừa Thiên Huế đã thông tuyến trở lại sau 2 ngày ách tắc do sạt lở đất đá vì mưa lũ.- Anh triệu Đại sứ Pháp đến để phản đối các động thái của Paris liên quan đến tranh cãi giữa hai nước về quyền đánh cá và yêu cầu hai tàu tuần tra của Hải quân Hoàng gia Anh chuẩn bị sẵn sàng thực thi nhiệm vụ nếu căng thẳng với Pháp leo thang.- Công ty Facebook đổi tên thành Meta với tham vọng phát triển từ mạng xã hội đơn thuần sang một công ty vũ trụ ảo.
Tình hình thời tiết trong thời gian này khá phức tạp, các bác tài cần luôn có ý thức đề phòng, không chủ quan khi di chuyển trong mưa lớn, cố gắng quan tâm hỗ trợ người đi cùng trên đường. Bên cạnh đó cần tuân thủ khuyến cáo của lực lượng chức năng phòng chống bão lũ để cân nhắc lộ trình.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, kéo theo các thay đổi về thị trường lao động, đặt ra những thách thức lớn trong thực hiện an sinh xã hội của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 3 năm 2021 để đánh giá kết quả thời gian qua và định hướng nhiệm vụ thời gian tới trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh.
Đang phát
Live