Chiều nay, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024.
Theo các bản Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII), đến năm 2030 Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu than đá và khí hoá lỏng (LNG) để phát điện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ giúp Việt Nam đạt được cùng lúc rất nhiều lợi ích, đó là: giảm nhập khẩu năng lượng, giảm đầu tư nguồn điện mới, giảm chi phí tiêu dùng năng lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường, hiện thực hoá mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và giữ bắt nhiều vụ kinh doanh trái phép mặt hàng này. Việc ban hành một khung pháp lý đồng bộ sẽ giúp giải quyết dứt điểm những bất cập hiện nay đối với thuốc lá điện tử, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho cơ quan Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác trong việc nâng cao hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động kinh doanh thuốc lá điện tử trên thị trường hiện nay.
Tại toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm nay (25/06/2024) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, các diễn giả (chuyên gia, cơ quan quản lý) đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí trong hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện đặt ra tại Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm (VNEEP) và Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.
Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh việc “triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tuyệt đối không để thiếu điện, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”. "Tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa khô 2024 ở miền Bắc" là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao những phiên livestream bán hàng trên các ứng dụng với doanh thu lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng một phiên. Đây cũng là 1 trong những nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7. Thực hư về livestream bán hàng thu tiền tỷ một phiên như thế nào? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng các sản phẩm theo hình thức kinh doanh này? Doanh nhân Tuấn Hà, Tổng giám đốc Công ty Vinalink, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử cùng bàn luận câu chuyện này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về vai trò của việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp đầu tư công nghệ, quản lý phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả… qua đó, hỗ trợ khách hàng chủ động theo dõi, kiểm soát được nguồn năng lượng, nguồn điện sử dụng. Điều này cùng lúc đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngành điện.
Ngày 14/5/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã làm việc với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan về công tác chấp hành pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo. Đoàn đã thực tế tại một số doanh nghiệp công nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp áp dụng định mức tiêu hao năng lượng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Đang phát
Live