Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 trong và ngoài nước vẫn đang có những diễn biến phức tạp, Nhật Bản có thể sẽ tổ chức một kỳ thế vận Thế vận hội mùa hè theo đúng kế hoạch mà không có khán giả nước ngoài. Tin của Phóng viên Hoàng Nguyễn – Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản:
Tình hình Myanmar đến nay vẫn hết sức căng thẳng, khi có các báo cáo về số người thiệt mạng trong biểu tình gia tăng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến ngày mai sẽ tổ chức nhóm họp về vấn đề này; trong khi Nga tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tìm ra giải pháp. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
- Hôm nay, Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố Nghị quyết quy định về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử trong cả nước.- Dữ liệu cá nhân đang được tìm thấy quá dễ dàng trên mạng internet và bị mua bán – trục lợi. Làm thế nào để bảo vệ được dữ liệu cá nhân? Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam về nội dung này. Bình luận: “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư – nền tảng số công dân”.- Hải Dương ra thông báo khẩn tìm người tới 5 địa điểm liên quan ca mắc COVID-19 mới ghi nhận.- Căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq bị tấn công tên lửa.- Mỹ triển khai 8 ưu tiên trong chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Lập pháp là chức năng quan trọng hàng đầu của Quốc hội, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã dành nhiều thời gian tập trung cho công tác lập pháp, thể chế hóa kịp thời Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội, cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức, chính quyền địa phương. Quốc hội thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng các văn bản luật, thể hiện sự kiên quyết với những văn bản không đảm bảo yêu cầu. Mặc dù vậy, công tác lập pháp vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập. Đổi mới và tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, được Đảng ta xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Tại thủ đô Matxcơva-Nga, Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga vừa tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thực trạng nghiên cứu Đông Á và Đông Nam Á hiện nay”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động khoa học tưởng niệm và tri ân nhà khoa học nổi tiếng người Nga Marina Trigubenko, người bạn lớn của Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của bà gắn bó và cống hiến hết mình cho Việt Nam trong phát triển kinh tế và nghiên cứu khoa học.
Hôm nay, kỷ niệm 62 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 32 năm ngày Biên phòng toàn dân. Qua 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng luôn khẳng định rõ vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.- Hoàn tất Kết luận điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan.- Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lên tiếng kêu gọi Myanmar kiềm chế, tránh bạo lực, hướng tới xây dựng các biện pháp hòa giải để sớm đưa quốc gia này trở lại trạng thái hòa bình và ổn định.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 20221 -2026 vào ngày 23/5/2021 đang tích cực được triển khai... Thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội và ĐBHĐND các cấp từ các khóa trước cho thấy, nếu chuẩn bị tốt, thận trọng, khách quan, đúng quy trình, thủ tục thì sẽ lựa chọn được những người thực sự tiêu biểu, có đủ đức, đủ tài, xứng đáng vào Quốc hội. Ngược lại, nếu chuẩn bị không kỹ sẽ không giới thiệu được người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, có thể ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Quốc hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 25 và 26/2 với trọng tâm chính xoay quanh việc điều chỉnh chiến lược chung để phó với đại dịch Covid-19. Diễn ra giữa lúc người dân châu Âu đang mong mỏi chính phủ các nước cần phải có giải pháp thúc đẩy công tác tiêm chủng, hội nghị được xem là cơ hội cho các lãnh đạo châu Âu giải quyết chiến lược vaccine của khối, hạn chế việc di chuyển tự do của người dân, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong mùa dịch bệnh. Tổng hợp của Biên tập viên Phương Anh:
Thủ tướng Anh Boris johnson vừa công bố kế hoạch nới lỏng phong tỏa trong phòng dịch Covid-19. - Vi Thùy Dương - Cô gái dân tộc Nùng vượt khó khăn khởi nghiệp thành công.- Cúng dường trực tuyến: Nên hay không?
Trước dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra chủ trương thử nghiệm hình thức cúng dường trực tuyến thông qua ví điện tử hoặc quét mã QR. Việc thử nghiệm được thực hiện ở 12 chùa, cơ sở tự viện Phật giáo. Cúng dường trực tuyến là cụm từ khá mới mẻ đối với người dân và phật tử ở nước ta. Vậy, nên hay không nên thực hiện việc cùng dường trực tuyến. BTV Lê Tuyết trao đổi với Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Gíao hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, Phó Tổng Biên tập Mạng xã hội Phật giáo Butta, trụ trì chùa Giác Ngộ và PGS. TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Đang phát
Live