Sáng nay (12/4), tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Học viện Chính trị khu vực III phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học Nghiên cứu và vận dụng các quan điểm trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
- Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp là chủ trương lớn, mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Mặc dù vậy, do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan trong thời gian qua, công tác phát triển nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế. - - Với 7.950.000 m2 sàn nhà ở xã hội đã xây, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng kết quả này mới đạt khoảng 64% so với yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của đối tượng người thu nhập thấp ở các đô thị hiện rất lớn. - Để tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Vậy, các địa phương đang chuẩn bị những gì để hiện thực hóa mục tiêu này của Chính phủ? Những giải pháp nào cần thực hiện để tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội thời gian tới? Đây cũng là nội dung của Dòng chảy kinh tế hôm nay.
Nhận lời mời của Đảng Cộng sản Pháp, Đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, làm Trưởng đoàn đã dự Đại hội lần thứ 39 của Đảng Cộng sản Pháp tổ chức tại thành phố cảng Marseille, đồng thời thăm và làm việc tại Pháp từ ngày 07 – 11/4/2023.
Tiếp tục chương trình phiên họp 22, sáng nay, cho ý kiến vào báo cáo Kết quả thực hiện giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, Ủy ban TVQH đề nghị làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn của các đề xuất trong báo cáo giám sát theo Nghị quyết 30. Bởi Nghị quyết 30 không phải là áp dụng biện pháp đặc thù một cách tùy tiện, không phải là hợp thức hóa sai phạm.
Ngày 3/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 388 phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Vấn đề đặt ra là phải làm gì để hiện thực hóa mục tiêu này?
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã và đang phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, trở thành thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế; cộng đồng kinh tế tư nhân đang nỗ lực tiến tới trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân như kỳ vọng-định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII. Đâu là điều kiện cần để nỗ lực “triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành hiện thực? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ nhìn nhận thực tiễn và kiến nghị giải pháp cho vấn đề.
Hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra tại thủ đô Washington của Mỹ từ ngày 10/4 đến ngày 16/4. Đây là hội nghị quan trọng mở đầu năm 2023 của hai thể chế đa phương này nhằm thảo luận biện pháp ứng phó với những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh nhiều dự đoán cho thấy kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990 với mức tăng trung bình trong 5 năm tới chỉ là 3%. Nội dung được dư luận chờ đợi trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần này là những cải tổ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ hiệu quả hơn, công bằng hơn cho các quốc gia đang gặp khó khăn, trong đó có cải cách cơ chế cho vay của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trong một tuần hội nghị dự kiến sẽ không dễ dàng bởi quan điểm khác nhau giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thoong-lun-xỉ-xu-lít chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với ghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tại cuộc hội đàm sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo khẳng định, luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật.- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 22, xem xét, cho ý kiến vào 11 nội dung quan trọng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 sắp tới.- Mỹ và Philipine chuẩn bị tập trận quân sự chung có quy mô lớn nhất từ trước đến nay đồng thời nối lại Đối thoại ngoại giao quốc phòng sau nhiều năm gián đoạn.- Trung Quốc đưa phòng chống cận thị ở trẻ vào đánh giá hiệu quả công tác chính quyền địa phương.
Sáng 10/4, tại Nhà thi đấu huyện Hoài Đức, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức Hội thao học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội năm 2023
“Quốc hội Hoa Kỳ mong muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên một tầm cao mới”.- Đây là khẳng định của Thượng nghị sĩ Jeff Merkley (Giép Mớc-li) khi đánh giá về tiềm năng hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ, tại buổi họp báo chiều tối nay trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Phái đoàn các nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ.
Đang phát
Live