* Xúc tiến thương mại hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh.* Phỏng vấn ông Phan Trọng Lê - Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (đại diện Sàn Postmart ): Thương mại điện tử cần được tạo điều kiện tốt hơn, phát triển xứng với tiềm năng.* Nhiều chủ trương, chính sách mới có hiệu lực - hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “không để hộ khó khăn nào bị thiếu đói hay đứt bữa” do dịch Covid-19, nên mặc dù đang trong những ngày thực hiện giãn cách nhưng những phần quà là nhu yếu phẩm thiết yếu đã được Mặt trận Tổ quốc các cấp cùng ngành Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội trao tận tay nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và người yếu thế. Họ là những hộ gia đình khó khăn, không thuộc đối tượng thụ hưởng từ gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642 của thành phố đã cảm thấy ấm lòng khi nhận những phần quà ý nghĩa và kịp thời này.
- Ngân hàng thương mại với mục tiêu “kép”: Giảm lãi suất, cho vay mới giúp đỡ người dân và doanh nghiệp, bảo đảm chất lượng tín dụng. - Quảng Nam: Ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh, đảm bảo sản xuất an toàn. - Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Mua sắm xanh- khái niệm và thực tiễn.
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nhiều mặt đến việc sản xuất và tiêu thụ nông sản của bà con nông dân, nhất là từ khi thực hiện giãn cách xã hội. Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng, việc tiêu thụ càng trở nên khó khăn hơn. Tại tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ những khó khăn ấy, bên cạnh sự nỗ lực trong giải quyết đầu ra nông sản của chính quyền địa phương, còn có sự chung tay từ lực lượng là những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, hội viên đoàn thể, đoàn viên, thanh niên… Từ đó, góp phần giảm bớt áp lực tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.
Tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra kết luận có nhiều nội dung quan trọng, với sự chỉ đạo quyết liệt, giải pháp mới và mạnh hơn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 dự báo còn kéo dài, các ca lây nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng, cùng với Chính phủ, các địa phương, đơn vị, mỗi người dân, doanh nghiệp đã có những hành động thiết thực chung tay vào cuộc chiến chống dịch bệnh.
Mặc dù đã được sự quan tâm hỗ trợ nhiều mặt của Bộ y tế và các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ, nhưng do tình trạng dịch bệnh Covid-19 ở tỉnh Tiền Giang tăng nhanh, bùng phát trên diện rộng nên địa phương đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực.
- Nhiều chương trình hỗ trợ công nhân lao động vượt khó trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4. - Thêm nhiều ca khúc mới cổ vũ tinh thần chống dịch Covid-19
Để kịp thời hỗ trợ những hộ nghèo gặp khó khăn do dịch Covid-19, từ ngày 30/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai hỗ trợ tới các gia đình thuộc diện hộ nghèo. Sự hỗ trợ kịp thời này sẽ phần nào giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ấm lòng hơn trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp, khi sản xuất, buôn bán vẫn chưa trở lại bình thường.
Với quy trình rà soát đối tượng nhanh chóng và xét duyệt hồ sơ rút ngắn thời gian, song vẫn phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng, hôm nay (30/7), một số lao động tự do và lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã được nhận hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
- Làm thế nào bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng? - Lạng Sơn nhanh chóng đưa Nghị quyết 68 của Chính phủ vào cuộc sống.
Đang phát
Live