- Vì sao ít người lao động nghỉ việc không lương hoặc mất việc được nhận gói hỗ trợ covid-19 của Chính phủ?- Mô hình xóa đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Thảo luận về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018, đại biểu kiến nghị nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.- Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian tới sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm đóng gói ở trong nước và nhập khẩu.- Tin vui cho 100 thực tập sinh hộ lý muốn đi làm việc tại Nhật Bản - Tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Đắk Lắk làm 10 người thương vong.- Dư luận quốc tế phản ứng với quyết định Mỹ trừng phạt hoạt động điều tra của Tòa án hình sự quốc tế.- Anh khẳng định không xin gia hạn thời kỳ quá độ Brexit trong năm nay.
Liên quan đến Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu đặt câu hỏi “Bao giờ doanh nghiệp nhận được tiền hỗ trợ khó khăn do dịch COVID-19”? Phải chăng thủ tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp còn rườm rà khiến doanh nghiệp dù gặp khó khăn vẫn không mặn mà? Ghi nhận của phóng viên Kim Thanh, Vân Hồng:
Một tin vui cho các gia đình có trẻ tự kỷ, đó là một thiết bị mới có thể hỗ trợ phụ huynh trong việc chăm sóc và quản lý trẻ tự kỷ vừa được một nhóm các bạn sinh viên trẻ tại Hà Nội đã nghiên cứu, phát triển. Nhóm có tên gọi ECo4P gồm 12 thành viên trong đó 9 bạn sinh viên bách khoa Hà Nội. Phóng viên Đài TNVN trò chuyện với bạn Nguyễn Văn Giảng, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành Khoa Học Máy Tính – thành viên của nhóm Eco4P về quá trình nghiên cứu, phát triển thiết bị hỗ trợ trẻ tự kỷ.
Liên quan đến gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng cho những đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid 19, đến nay, các địa phương cơ bản hoàn tất chi trả hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Các địa phương đang hoàn tất bước đầu về hỗ trợ chi trả cho hộ kinh doanh bị giảm sâu cũng như các đối tượng lao động tự do. Đối với nhóm lao động bị tạm dừng hợp đồng lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng sản xuất, hầu hết các địa phương đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Kim Thanh đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về vấn đề này.
- Các địa phương nhân rộng những mô hình hay hỗ trợ nhau cùng xóa đói giảm nghèo.- Hải Dương hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với nông dân tiêu thụ nông sản.
- Ngành ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp.- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA.- TPHCM: Tìm lời giải cho bài toán phát triển nhà ở.
- Không nên chỉ định thầu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm cao tốc Bắc - Nam.- Những việc cần làm để doanh nghiệp và nền kinh tế có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại.- Cần xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh gian lận thuế trên thương mại điện tử.- Phân biệt chủng tộc – Nước Mỹ đến lúc phải thay đổi?- Doanh nghiệp bất động sản đã phát hành gần 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu.- Hà Nội: Cuối tháng 7 sẽ chốt hồ sơ xét duyệt hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19.- Caribe sẽ đón một mùa bão đầy khắc nghiệt trong bối cảnh đang gồng mình chống dịch Covid-19.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong thời gian vừa qua, Sở đã tiếp nhận hơn 85.000 hồ sơ của người sử dụng lao động và người lao động đề nghị hỗ trợ, trong đó có hơn 82.500 hồ sơ là đối tượng lao động tự do; 153 hồ sơ của người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; 135 hồ sơ của người sử dụng lao động đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để xác định chính xác các đối tượng thụ hưởng. Trao đổi với phóng viên Đài TNVN, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ chốt xét duyệt hồ sơ chi trả tiền hỗ trợ từ Gói 62 nghìn tỷ vào cuối tháng 7 tới, lập đoàn giám sát thường xuyên và quy trách nhiệm nếu để chậm trễ chính sách.
Chiều 5/6, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành kiểm tra và giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu hỏi câu hỏi vì sao Chính phủ dành 16 nghìn tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động nhưng vẫn “giậm chân tại chỗ”. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn này?. Phóng viên Kim Thanh, Mỹ Duyên phản ánh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)