- Quản lý thị trường An Giang phát hiện, tạm giữ gần 1 tấn quần áo đã qua sử dụng và gần 75.000 chiếc khẩu trang có dấu hiệu vi phạm.- Tại tâm dịch Đà Nẵng cơ quan chức năng phát hiện gần 30.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Kiểm soát chặt thị trường hàng hóa chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn chứng khoán giảm 14% trong quý II.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.- Hoạt động đáng chú ý của một số doanh nghiệp niêm yết.
Thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới là phương thức kinh doanh hiệu quả, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, cùng những giá trị vô hình cho đời sống-xã hội. Nhận diện nhu cầu thực tiễn cùng tiềm năng phát triển, nhiều cá nhân, doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư lĩnh vực này. Các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng hình thành từ đây. Trong đó, nhiều ý tưởng nếu được đầu tư bài bản, thương hiệu có thể vượt khuôn khổ quốc gia, được định giá tới hàng trăm triệu đô-la. Vấn đề đáng quan tâm là, hoạt động này có còn thuận lợi hay sẽ gặp nhiều cạm bẫy và rào cản, sau tác động không lường từ Covid-19? Cùng trao đổi với các vị khách mời là anh Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Điều hành dự án Iexport.vn – cầu nối giao thương xuyên biên giới và Chuyên gia khởi nghiệp - Doanh nhân Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CenGroup.
Ngay sau khi UBND Thành phố Đà Nẵng ra văn bản về việc dừng kinh doanh tại các cửa hàng ăn uống giải khát, kể cả bán hàng qua mạng, nhiều người đổ xô ra các chợ, siêu thị mua hàng tích trữ. Chiều nay, các chợ, siêu thị ở thành phố Đà Nẵng vẫn mở cửa hoạt động bình thường, hàng hóa phong phú, người dân không nên tụ tập đông người mua tích trữ hàng hóa, đảm bảo an toàn phòng dịch.
- Làn sóng chuyển giao các chức danh của công ty đại chúng.- Nguồn thu dịch vụ nhiều ngân hàng giảm.- Đại hội đồng cổ đông Eximbank lần 2 lại bất thành.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid- 19 đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, riêng lĩnh vực tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm nay giảm 0,8% so với cùng kì ngoái. Tuy vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch. Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
- Quản lý thị trường Hải Dương đồng loạt ra quân tạm giữ gần một vạn đơn vị hàng hoá không rõ nguồn gốc, nhập lậu, giả nhãn hiệu.- Bình Dương phát hiện lượng lớn súng đồ chơi trẻ em nhập khẩu.- 4 ngày đêm kiểm đếm kho hàng lậu “khủng” tại Lào Cai: Bán trên 1.000 đơn hàng mỗi ngày.
- Thách thức về xuất xứ hàng hóa khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới.- Gian lận xuất xứ - những vụ việc điển hình.- Tìm giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa - bảo vệ sản xuất trong nước - hội nhập kinh tế quốc tế.
Kể từ khi Trung Quốc điều binh lĩnh tới dọc Đường Kiểm soát thực tế ở khu vực biên giới Trung - Ấn, làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã bắt đầu âm ỉ tại Ấn Độ. Sau đó, làn sóng này thực sự trỗi dậy sau vụ đụng độ giữa binh sĩ hai nước ở thung lũng Gan-oan hôm 15/6. Đến thời điểm này, làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt tại Ấn Độ, trong đó có việc chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp thương mại điện tử như Flipkart và Amazon India phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bán trên mạng để hạn chế hàng Trung Quốc. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ thông tin cụ thể hơn về vấn đề này:
- Quản lý thị trường Thái Nguyên: Xử phạt gần trăm triệu đồng vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu.- Tiếp tục phân loại kiểm đếm hàng hóa tại Tổng kho chứa hàng lậu tại Lào Cai.- Chưa đủ căn cứ xác định lô nhôm trị giá 4,3 tỷ đô la Mỹ gian lận xuất xứ.
Đang phát
Live