Sau khi thành phố Đà Nẵng bổ sung một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm của người dân thành phố vẫn diễn ra bình thường. Đà Nẵng đang tăng cường kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông hàng hoá, đảm bảo an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân thành phố.
Tin giả thời Covid-19, "bệnh dịch” nguy hiểm cần ngăn chặn.- Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới cùng giải “bài toán khó” về công bằng vắc-xin.- Hà Nội tiêu hủy hơn 7.000 sản phẩm trị giá gần 2 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương, tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã ổn định. Hàng hóa tại các hệ thống phân phối được cung ứng đầy đủ, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả ổn định.
Hà Nội sẽ tăng 30-50% lượng hàng thiết yếu phục vụ người dân, các hệ thống đều chủ động nguồn hàng, người dân Hà Nội không phải lo lắng đi mua hàng tích trữ gây bất ổn định thị trường.
TP Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam đang triển khai nhiều phương án tổ chức phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa vùng dịch. Song trong những ngày qua, nhu cầu mua sắm hàng hoá thiết yếu của người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn tăng cao, có nơi đã xảy ra tình trạng người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng tích trữ dẫn đến hệ thống siêu thị có lúc hết hàng trên quầy kệ tại một số thời điểm. Rất nhiều kịch bản phân phối hàng hóa cho các tỉnh, thành phố phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh theo từng cấp độ của dịch bệnh đã được xây dựng.
Từ 19/7 có 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 19/07/2021 để phòng chống dịch covid-19.Việc có đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu chính là điều kiện vô cùng quan trọng. Cùng với rất nhiều văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, ngay trong sáng nay, hai Bộ trưởng của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các Sở ngành của 19 tỉnh, thành phố này để bàn các giải pháp, phương án về nguồn hàng, phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn dân cư và hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch. Theo các chuyên gia, nguồn cung hàng hóa không thiếu, điều quan trọng lúc này là truyền thông để “bình ổn niềm tin”, và đây chính là giải pháp hữu hiệu để “bình ổn thị trường”, đảm bảo cung cầu hàng hóa.
Sáng nay (18/7), tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức cuộc họp trực tuyến với các Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 19 tỉnh, thành phố để bàn các giải pháp, phương án về nguồn hàng, phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn dân cư và hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch.
Đợt dịch covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã và đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng. Hiện nay, dịch covid-19 đã xuất hiện ở 58/63 tỉnh, thành trong cả nước. Ngay trong ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16 đối với 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh). Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy, mặc dù đã có sự chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, tuy nhiên, ở nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, thậm chí đã có tình trạng người dân không tiếp cận được với nguồn thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày… Nguyên nhân do đâu? Những vấn đề gì đặt ra - cần phải tháo gỡ trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch - nhìn thực tế từ TP Hồ Chí Minh? Nội dung này được bàn luận trong 45 phút của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh):
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 32.000 người Quảng Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong những ngày qua, người dân Quảng Nam từ miền núi đến đồng bằng có nhiều hoạt động thiết thực để chia sẻ với bà con Quảng Nam ở thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn do dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, song hầu hết các doanh nghiệp vẫn tập trung duy trì sản xuất ổn định. Cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh kêu gọi người dân không nên đổ xô đi mua hàng tích trữ, lượng hàng hóa tại các hệ thống phân phối luôn được bổ sung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Đang phát
Live