Phát biểu Tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 kết nối chiến lược để góp phần cùng BRICS và cộng đồng quốc tế kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn- Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được xác định là con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC, trong đó có Việt Nam- Bộ Công Thương rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua thương mại điện tử- Liên hợp quốc cảnh báo tình hình Trung Đông đang ở mức báo động, không loại trừ nguy cơ bất ổn lan sang cả Syria- Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Bão số 3 – mang tên Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc bộ. Ước tính sơ bộ đến ngày 17.9 thiệt hại của cơn bão số 3 lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Nhiều vùng trồng trọt nông sản, nuôi thuỷ hải sản của người dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo bị mất trắng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ. Trong đó có khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Điều quan trọng nhất ngay lúc này là làm thế nào hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, tái thiết hạ tầng thương mại để hoạt động kinh doanh, vận chuyển trở lại bình thường, cung cấp kịp thời hàng hoá cho dịp cuối năm và vụ Tết Nguyên đán sắp tới. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Tái thiết hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng hàng hoá ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Hơn 8 tháng qua, tình hình gian lận thương mại trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến phức tạp, với phương thức thủ đoạn các đối tượng thực hiện ngày càng tinh vi. Cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý khoảng 38 nghìn vụ việc vi phạm. Những tháng cuối năm, lực lượng QLTT cả nước đang xây dựng kế hoạch cao điểm, “đánh trúng” đường dây ổ nhóm vận chuyển, sản xuất, kinh doanh hàng hoá vi phạm trên thị trường và đặc biệt trên môi trường thương mại điện tử.
Tận dụng nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại.- Nỗ lực đảm bảo cung ứng hàng hóa sau bão lũ.- Coi trọng đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão - một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
“Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai quy định về quản lý giá, thuế, phí, ổn định giá nguyên vật liệu, mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân; xử lý nghiêm theo pháp luật các hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá”- đó là một trong những chỉ đạo của Tổng cục QLTT với Cục QLTT các tỉnh, thành phố trong dịp cao điểm kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá thiết yếu sau bão, lũ.
Thống kê của phía Trung Quốc cho biết, đến hết tháng 7 năm nay, lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt Việt Nam – Trung Quốc khởi hành từ Quảng Tây đã tăng 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp xây dựng pháp luật Thương mại điện tử giúp tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tại Tọa đàm “Thương mại điện tử-cơ hội, động lực và thách thức”.- Nông dân tỉnh Lâm Đồng sốt ruột vì chưa được bồi thường trong vụ bò sữa bị chết hàng loạt sau khi tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục.- Điện lực Sơn La khắc phục sạt lở, cấp điện trở lại cho hơn 2.900 khách hàng. Còn tại Điện Biên, xuất hiện thêm cung trượt lớn nguy hiểm tại Tuần Giáo. Nhiều hộ dân được sơ tán khẩn cấp.- Thống đốc khu vực biên giới Ben-gô-rốt của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn khu vực, trước các cuộc tấn công liên tục của lực lượng Ucraina.- Kinh tế khó khăn khiến số lượng kỷ lục hơn 130.000 người rời khỏi New Ziland để đến quốc gia khác sinh sống.
Là một trong 2 cảng cửa ngõ được xếp loại đặc biệt của Việt Nam (cùng với Hải Phòng), trong những năm qua, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, để khơi thông hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, nhiều chuyên gia cảng biển cho rằng, cụm cảng này cần tháo gỡ “điểm nghẽn" về hạ tầng giao thông kết nối, cải cách thủ tục hành chính, hải quan, kiểm tra chuyên ngành, hệ sinh thái dịch vụ logistics, có cơ chế chính sách đột phá như cảng mở, khu thương mại tự do…
Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nói riêng. Đã có rất nhiều Hội nghị, hội thảo, chương trình kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa được triển khai. Cũng có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Tuy vậy, hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền ở thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu vẫn còn gian nan. Diễn đàn chủ nhật hôm nay bàn về chủ đề: "Kết nối tiêu thụ hàng hoá của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics VN.
Thấy gì từ kết quả Việt Nam có số triệu phú USD tăng nhanh nhất thế giới 10 năm qua?- Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch- Làm gì để hướng tới xanh hóa ngành Logistics Việt Nam
Đang phát
Live