Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng”- Hôm nay, Quốc hội thảo luận cả ngày tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10 lấy lại đà tăng trưởng, ước đạt hơn 32 tỷ USD - Hàng hóa thông qua cảng biển tại nhiều địa phương cũng đang tăng trở lại.- Phát hiện di cốt người niên đại 10.000 năm tại quần thể danh thắng Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.- Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết phản đối Mỹ bao vây, cấm vận Cuba.- Nga hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đường đầu với các lệnh trừng phạt của phương Tây.- Phát hành bài hát cuối cùng của ban nhạc huyền thoại The Beatles nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo
Hôm nay 24/10, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Suốt hơn 30 năm qua, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, tạo thêm việc làm, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để cùng phát triển, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao giá trị cho hàng hóa Việt Nam vẫn tiến triển khá chậm. Hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ đối tác nước ngoài đến doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Tình trạng liên kết yếu còn thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn còn thấp. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề: “Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp FDI để tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước.” Khách mời là TS Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - Bộ Công Thương.
Từ đầu năm đến nay, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần. Đặc biệt, sức mua trên thị trường đã có sự phục hồi tốt so với năm trước và giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để kích cầu tiêu dùng, các hệ thống siêu thị lớn đang triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá.
Triển khai công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, 9 tháng qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước, phối hợp cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này dự báo vẫn diễn biến phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, cần tăng cường kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm giả mạo nhãn hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chuẩn bị trên 7.000 tỷ đồng cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường những tháng cuối năm và tết Giáp Thìn 2024.
Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch 111 ban hành ngày 22/11/2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua Cảng hàng không quốc tế , mới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Với định hướng trở thành một trung tâm logistics, cửa ngõ xuất nhập khẩu của cho cả nước và khu vực, tỉnh Quảng Ninh đã và đang đang tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược, nổi bật là loạt công trình tại Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
Từ 01/10 tới đây, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm “Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon” (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào các thị trường này. Từ năm 2026, doanh nghiệp sẽ bị đánh “thuế các-bon” - nghĩa là phải mua “chứng chỉ khí thải” đối với hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường EU - dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại theo quy định CBAM. Thời điểm tháng 10/2023, khi EU yêu cầu tuân thủ Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này thì Việt Nam cũng đã bước sang năm thứ 4 thực thi hiệp định EVFTA - là hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và EU. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao của Việt Nam, với mức độ cam kết rất cao ở nhiều lĩnh vực, từ tiêu chuẩn hàng hoá đến sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây. Những vấn đề đặt ra khi EU thực thi “Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” đối với hàng hoá nhập khẩu là câu chuyện cùng TS Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
Thời gian qua, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo sản phẩm của Tập đoàn Unilever diễn ra phức tạp. Tổng cục QLTT đã xử lý hơn 4.500 vụ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo các sản phẩm của Tập đoàn Unilever. Trước tình trạng này, Tổng cục Quản lý thị trường vừa có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Unilever và đại diện sở hữu trí tuệ Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam để tìm giải pháp ngăn chặn.
Đang phát
Live