Lợi dụng dịp Tết Trung thu, khi nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến, một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh, kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ. Vì vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo cục Quản lý thị trường các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
6 tháng đầu năm nay, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra gần 39.400 vụ việc, phát hiện xử lý hơn 23.700 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách trên 226 tỷ đồng và chuyển Cơ quan điều tra 118 vụ có dấu hiệu hình sự, gần bằng cả năm ngoái. Đây là kết quả của việc tăng cường phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng để ngăn chặn vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn. Lập doanh nghiệp trà trộn hàng giả nhập khẩu qua các cửa khẩu; lợi dụng thương mại điện tử để tiêu thụ hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; thậm chí tự sản xuất hàng nhái, đăng ký bản quyền và kiện ngược lại cơ quan chức năng khi bị xử lý... là những vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế cũng như từng lĩnh vực, từng ngành hàng, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ, tác động trực tiếp tới nền kinh tế, quyền lợi của người tiêu dùng, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Hiện nay, tình trạng hàng giả hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp, đối tượng vi phạm với nhiều chiêu thức tinh vi. Theo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá là một trong những giải pháp cấp thiết để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, rất cần sự tăng cường phối hợp của các bộ, ngành, địa phương.
Quý 1 năm nay, các lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý gần 30.000 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Công tác này có chuyển biến, tuy nhiên chưa đạt được yêu cầu, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác chống buôn lậu thời kỳ mới. Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tại Hội nghị giao ban quý I về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra sáng qua.
Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với thương hiệu SCHOTT AG –Tập đoàn Thủy tinh chuyên dụng tại Đức. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng cũng như nâng cao nhận thức về hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng, trong đó có các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Tình trạng lợi dụng công nghệ số, thương mại điện tử và bưu chính để vận chuyển và tiêu thụ hàng lậu, hàng giả xuất xứ, lừa dối người mua hàng đang xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Một số kho hàng lậu khi bị kiểm tra đột xuất còn có cả xe của các đơn vị bưu chính, chuyển phát nhanh cùng nhân viên hỗ trợ, giao hàng tham gia. Thậm chí, có vụ việc, cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra thì phát hiện và thu giữ lượng lớn hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc ngay tại trụ sở công ty chuyển phát nhanh.
Hôm nay, ngày 20/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị tập huấn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử cho lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
Hiện nay, tình trạng thực phẩm chức năng được quảng cáo là hàng xách tay không rõ nguồn gốc, không công bố chất lượng đang bán tràn lan trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng và những cơ sở kinh doanh chân chính. Điều đáng lo hơn là thực phẩm chức năng giả thường có thành phần chứa chất cấm, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ nhưng được thổi phồng công dụng như thần dược chữa bệnh… là vấn đề nhức nhối và gây nhiều hệ luỵ.
Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và mặt hàng vòng bi nói riêng diễn biến phức tạp với nhiều chiêu thức tinh vi nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Vì vậy, mới đây, Tổng Cục QLTT có chương trình làm việc với Đoàn công tác thuộc Hiệp hội công nghiệp vòng bi thế giới bàn về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái các sản phẩm vòng bi tại thị trường Việt Nam.
Đang phát
Live