
Tối 1/12, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã khai mạc Triển lãm chuyên đề về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2021. Chuỗi sự kiện được tổ chức nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa thực hiện các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng nội địa.
Nội dung chính:* Chỉ số POBI 2020 - Công khai ngân sách cấp tỉnh đang có dấu hiệu chững lại và khoảng cách cải cách giữa các tỉnh còn xa, dư địa cải cách còn lớn.* Kết nối tiêu thụ hàng Việt - cần sự đồng hành, sát sao từ cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương
# Hoạt động kết nối mua bán, trao đổi, cung cấp tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp bách. Từ thực tế hiện nay đòi hỏi hoạt động lưu thông hàng hóa phải vừa đảm bảo nhanh và hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân trong các hoạt động kết nối hàng hóa trong nước của các doanh nghiệp, nhà bán lẻ rất quan trọng và đóng góp của người dân vào dòng chảy hàng hóa trong nước. Điều này cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong bối cảnh mới”. Đây là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật của Đài TNVN hôm nay, với chủ đề: “Kết nối tiêu thụ hàng Việt trong bối cảnh dịch bệnh”. Khách mời của chương trình là bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail.
- Dự mít tinh kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.- Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4, phiên họp đầu tiên sau khi Chính phủ kiện toàn nhân sự.- Kiểm tra công tác bầu cử tại tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu đảm bảo quyền bầu cử của công dân trong điều kiện dịch Covid-19.- Hà Nội phong tỏa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi có thêm 1 ca nghi mắc COVID-19 là bác sĩ công tác tại đây.- Các địa phương đồng loạt nâng mức độ phòng dịch lên mức cao nhất, đồng thời tiếp tục rà soát, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.- Gấp rút bảo hộ thương hiệu gạo ST24 và ST25 tại các thị trường quốc tế trước việc các doanh nghiệp tại Mỹ và Austrailia đăng ký nhãn hiệu hai loại gạo này của Việt Nam.- Hội nghị Ngoại trưởng nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới bàn nhiều vấn đề cấp bách toàn cầu.- Tổng thống Israel bắt đầu tham vấn với các bên để tìm người thành lập chính phủ mới.
Hàng Việt đang dần khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước, nhiều sản phẩm đã tạo được uy tín và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng phát triển, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Thưa quý vị! Hàng loạt các hội chợ Tết tại nhiều địa phương đã, đang và sẽ được tổ chức nhằm cung cấp hàng Việt Nam chất lượng cao đến bà con, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nhân dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu này. Nhưng cũng có một thực tế đáng bàn khác, càng gần Tết, nhiều loại hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lại ồ ạt bày bán công khai tại các chợ nông thôn, miền núi. Thậm chí, nhiều mặt hàng được bán kiểu đổ đống, với giá bán rẻ. Với đặc điểm bao bì, tên gọi “na ná” giống nhau, nhiều người tiêu dùng không thể phân biệt được hàng thật, hàng nhái. Lợi dụng điều này, hàng kém chất lượng càng có cơ hội tung hoành tại vùng nông thôn, miền núi và trở thành “đại bản doanh” cho hàng giả, nhái, kém chất lượng, còn người tiêu dùng thì vô tình đã tiếp tay cho gian thương trục lợi. Phân phối hàng Việt chất lượng cao hiệu quả - cần nhiều hơn những Hội chợ Tết – nội dung được chúng tôi bàn luận cùng các phóng viên của Đài TNVN và chuyên gia trong chương trình sáng nay.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hầu hết các nước đối tác quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư song phương cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức, thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”. Mời quí vị và các bạn nghe Chuyên đề "Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới ":
-Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động xuất - nhập khẩu gặp khó khăn, đang khiến cả thế giới phải nhìn nhận lại và thay đổi cách giao thương. Với nước ta, ngoài việc tìm đa dạng hóa hơn các đối tác để xuất – nhập khẩu, thì cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất, phục vụ tối đa thị trường trong nước. - Ý tưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kì cuối năm ngoái đã gợi mở điều này. Theo Thủ tướng, thông thường, ở nước ta, khi kích cầu tiêu dùng là đưa hàng hóa từ thành thị về nông thôn. Nhưng giờ đây, cần phải làm thế nào để hàng từ nông thôn phải đi ra thành thị nữa. Có như vậy thì mới giúp thúc đẩy sản lượng, công ăn việc làm và tăng trưởng vùng nông thôn, giúp kích cầu một cách trọn vẹn thị trường 100 triệu dân.
Thời gian qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại tỉnh Sóc Trăng được triển khai mạnh mẽ, phù hợp với từng vùng, từng địa phương, làm chuyển biến trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng hóa Việt Nam. Tin của phóng viên Thạch Hồng, thường trú khu vực ĐBSCL:
Với gần 100 triệu dân, lại đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam luôn coi trọng thị trường nội địa - là một thế chân kiềng, “bệ đỡ” trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Thời gian qua đã có rất nhiều chương trình được triển khai có hiệu quả, từ xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đến phát triển thị trường, xây dựng hệ thống trung tâm thương mại hiện đại, chợ truyền thống; Từ chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến “Đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa”; rồi “Mỗi địa phương - xã, phường một sản phẩm” (OCOP)… Bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương và biên tập viên Nguyên Long cùng trao đổi về việc nâng cao chất lượng các chương trình hàng Việt để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Đang phát
Live