
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, các hệ thống siêu thị WinMart, Big C, Saigon Co.op … đồng loạt triển khai chương trình khuyến mại, giảm giá đến 50%.
Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra trong bối cảnh nhiều khó khăn.- Tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước.- Giá gạo bán lẻ tại thị trường Hà Nội tăng từng ngày, người tiêu dùng lo lắng.
Xuất khẩu dệt may giảm sâu – doanh nghiệp xoay xở ứng phó.-Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm – những câu chuyện thực tiễn.- Kiều bào – Cánh tay nối dài đưa hàng Việt vươn tầm quốc tế
Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đặt nền kinh tế Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt. PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Đưa hàng Việt ra nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới là mong muốn không chỉ của các doanh nghiệp Việt Nam, mà cả với đông đảo trí thức, doanh nhân kiều bào. Thời gian qua, bằng nhiều phương cách, tận dụng kinh nghiệm và các mối quan hệ sẵn có, những người Việt Nam ở nước ngoài đã góp sức rất lớn trong việc giới thiệu nhiều mặt hàng “made in Việt Nam” với bè bạn năm châu. Có thể nói, tiềm lực kiều bào chính là kênh phân phối triệu đô cần được quan tâm nhiều hơn để đưa hàng hóa Việt vươn xa, ngày càng nâng chất, khẳng định thương hiệu, gia tăng sức cạnh tranh trên thương trường.
Tuần lễ hàng Việt Nam tại Nhật Bản chính thức bắt đầu từ ngày hôm nay (23/6) đến hết ngày 25/6 trên toàn bộ hệ thống cửa hàng của I-ông (Aeon) tại Nhật Bản. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản do Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bản và Tập đoàn Aeon tổ chức.
Với quy mô 100 triệu dân, mức sống người dân ngày càng tăng, thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với các giải pháp của bộ, ngành như tập trung triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp bán lẻ đang đẩy mạnh khuyến mại, kích cầu tiêu dùng với kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho ngành bán lẻ các tháng tiếp theo.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước hình thành nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng, sử dụng hàng Việt Nam, tình yêu cũng như lòng tin đối với hàng Việt của người tiêu dùng được lan toả. Đặc biệt, những hoạt động đưa hàng Việt Nam tới người tiêu dùng đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp, góp phần tạo nên những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề “Xây dựng nét đẹp văn hóa tiêu dùng hàng Việt” với sự tham gia của Ths Vũ Xuân Trường, Giảng viên – chuyên gia thương hiệu, Khoa Marketing, Đại học Thương mại.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, sức mua của người tiêu dùng đối với hàng Việt ngày càng tăng cao và có tới hơn 90% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 75% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè nên mua hàng Việt... Đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, còn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 60 - 96%. Đây chính là những lợi thế để doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị phân phối có cơ hội phát triển mạnh hơn trong thời gian tới. Khách mời tham gia chương trình Chuyên gia của bạn: Ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).
Định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam “xanh”, "bền vững”: Vai trò của doanh nghiệp.- Giải pháp truyền thông, quảng bá thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số.- Nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Đang phát
Live