
Với sự kết nối hiệu quả từ Bộ Công Thương và Amazon Global Selling, doanh nghiệp Việt Nam đã chinh phục thị trường toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon tăng gấp 10 lần trong vòng 5 năm trở lại đây. Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” do Amazon Global Selling Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (22/5) tại Hà Nội. Phản ánh của Pv Bá Toàn và CTV Minh Trang - Thuỳ Dung:
Thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt.- Xuất khẩu dệt may lấy lại đà tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.- Lạng Sơn: Dồn lực cho tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị.
Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, sáng 28/03, tại huyện Hoài Đức, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 với sự tham gia của khoảng 1.000 đoàn viên, thanh niên và người dân. Điểm mới của ngày hội năm nay là bán hàng livestream ngay tại các gian hàng với mục tiêu phấn đấu doanh thu là 80 tỷ đồng.
Tăng cường kết nối, nỗ lực đưa hàng Việt tới gần hơn với người tiêu dùng.- “Cởi trói” thủ tục về an toàn thực phẩm - thành tựu cải cách môi trường kinh doanh cần được phát triển và nhân rộng.- Bình Dương xanh hóa các khu công nghiệp.
Chủ động bám sát diễn biến thị trường - doanh nghiệp dệt may gia tăng đơn hàng.- Khẳng định ưu thế hàng Việt Nam.- Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm - Ghi nhận tại 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu, được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163 ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
Chúng ta đang ở những thời khắc cuối cùng của năm Quý Mão, đón chờ năm Giáp Thìn mới đến. Năm 2023 vừa qua, là một năm đầy khó khăn của kinh tế Việt Nam khi thách thức kéo dài, nhiều hơn cơ hội, xuất phát từ bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa hồi sức hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, chỉ số lạm phát ở nhiều nước tăng cao cùng xung đột chính trị cục bộ. Một trong những điểm sáng trong những năm gần đây, tôi muốn nhắc đến là sự vươn lên mạnh mẽ của hàng Việt Nam cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã lan toả và có sức hút đặc biệt từ miền xuôi lên vùng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Hệ thống thương vụ và các doanh nghiệp Việt kiều đã làm cầu nối hiệu quả đưa hàng Việt nam chinh phục những thị trường khó tính. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế cuối năm Quý Mão, mời quí vị và các bạn cùng chúng tôi nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tạo dựng thương hiệu- nâng tầm, kết tinh giá trị Việt ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Cần chính sách hỗ trợ để phát huy tinh thần tự lực tự cường của kinh tế tập thể.- Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác, tận dụng hiệu quả cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).- Thị trường hàng hóa ngày Giáp Tết: Sức mua tăng - hàng hóa dồi dào.
Nhằm bình ổn thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để người dân mua sắm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ Công Thương đang triển khai chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023. Chương trình có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, đơn vị phân phối, siêu thị bán lẻ với hàng nghìn sản phẩm được giảm giá sâu trong mùa mua sắm lớn nhất trong năm.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" OCOP được triển khai và lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp ở 63 tỉnh, thành, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình tạo ra sức hút và lan toả cho sự phát triển, đầu tư du lịch trong cả nước, thúc đẩy sản xuất đạt chất lượng, an toàn thực phẩm, sản xuất xanh, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP hơn nữa, cần phải thay đổi cách tiếp cận và có những hướng đi mới.
Đang phát
Live