
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu trái dừa của Việt Nam đạt 900 triệu đô la Mỹ, đưa nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài thị trường Trung Quốc, với việc Mỹ vừa công bố mở cửa thị trường với trái dừa sọ Việt Nam sẽ góp phần đưa trái dừa của Việt Nam sớm gia nhập nhóm trái cây xuất khẩu tỷ đô. Phóng viên Minh Long thông tin.
Giữa những biến động toàn cầu, ASEAN hiện vẫn nổi lên là một tổ chức khu vực thành công. Trong quá trình phát triển và lớn mạnh của ASEAN 56 năm qua không thể thiếu sự đóng góp của Việt Nam, một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm, được sự ghi nhận và đánh giá cao từ các nước trong và ngoài khu vực. Phóng viên Phạm Hà thường trú Đài TNVN theo dõi khu vực ASEAN ghi lại những đánh giá quốc tế đối với sự đóng góp của Việt Nam trong ASEAN.
Các cuộc đàm phán giữa chính phủ Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bế tắc khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục “lắc đầu” không đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO. Trước đó, Quốc hội Hungari cũng đã hoãn việc phê chuẩn để Thụy Điển gia nhập NATO trong tuần này. Trong bối cảnh chính phủ Thuỵ Điển đang phải đối mặt với áp lực chưa từng có sau vụ kinh Koran bị đốt bên ngoài một đền thờ Hồi giáo ở nước này hôm 28/6, các động thái vừa nêu khiến cánh cửa gia nhập NATO của Thụy Điển ngày càng thu hẹp; đồng thời khiến rạn nứt trong nội bộ khối NATO càng thêm nới rộng.
Dù ủng hộ nhiệt tình vũ khí và các khoản hỗ trợ khác cho Ukriane song đến nay các lãnh đạo chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn ngần ngại, thậm chí khước từ thẳng thừng yêu cầu của Ukraine được gia nhập khối này ngay trong năm nay. Sau Tổng thư ký NATO, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã gửi thông điệp đến quốc gia Đông Âu này.
Mỹ đang có những bước đi cần thiết để tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau hơn 5 năm vắng bóng. Đây là một trong những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó củng cố vị thế cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc. Đơn xin gia nhập của Mỹ sẽ được quyết định trong một cuộc bỏ phiếu giữa các quốc gia thành viên của UNESCO vào tháng 7 tới. Từng là nhà tài trợ lớn nhất của tổ chức UNESCO, quyết định gia nhập trở lại của Mỹ được kỳ vọng sẽ mang lại đóng góp tích cực hơn cho cộng đồng quốc tế về giáo dục, văn hóa và khoa học. Vậy đằng sau đề nghị tái gia nhập UNESCO của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden là gì và Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào khi quay trở lại tổ chức này?
Sáng nay (8/6), UBND TP Đà Lạt phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng hồ sơ TP Đà Lạt gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Hội thảo thu hút 150 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.
Hôm nay, Phần Lan sẽ chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Động thái này đánh dấu bước ngoặt thay đổi lớn trong cấu trúc an ninh tại châu Âu khi những quốc gia thường giữ vị trí trung lập như Phần Lan hay Thụy Điển tìm cách gia nhập khối liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.
Hơn 2 năm sau khi chính thức đệ đơn, Anh đang ở gần hơn bao giờ hết với mục tiêu trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo một số nguồn tin, sau khi nhận được sự ủng hộ của tất cả 11 thành viên, dự kiến, Anh sẽ được “bật đèn xanh” ngay trong tuần này để kích hoạt tiến trình gia nhập chính thức hiệp định của nước này. Có thể nói, việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên không phải là thành viên sáng lập gia nhập Hiệp định đã cho thấy sức hấp dẫn của một khuôn khổ hợp tác thương mại đa phương quy mô khu vực và toàn cầu. Vậy thực tế triển vọng Anh gia nhập Hiệp định này ra sao?
Nghị viện Phần Lan ngày 01/03 đã bỏ phiếu ủng hộ với tỷ lệ áp đảo kế hoạch xin gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO của nước này, hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng để gia nhập NATO trước Thuỵ Điển.
Mặc dù cả Phần Lan và Thụy Điển nhiều lần khẳng định, sẽ không gia nhập NATO mà không có nước kia, tuy nhiên những động thái gần đây cho thấy, kịch bản này đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết trước sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đang phát
Live