
Nhiều năm nay, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, với sự chú trọng đặc biệt đến bà con dân tộc thiểu số. Những chính sách thiết thực đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nghèo trên địa bàn.
Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đạt mục tiêu đến năm 2030 tỉ lệ hộ nghèo khu vực miền Trung Tây Nguyên giảm từ 1- 1,5%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, các địa phương trong vùng đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tận dụng nguồn lực, tiềm năng giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Xã Ia Broái, là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo. Một trong những nhân tố góp phần quan trọng vào thành công này là chị Kpă H'Yư - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã, người giúp thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số. Chị đã vinh dự được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng bằng khen. Hoàng Qui, PV Đài TNVN thường trú Tây Nguyên có bài viết về chị- người cán bộ tận tuỵ, năng nổ với công việc.
Tỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Thời gian qua, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng bào Khmer được hỗ trợ nhà ở, đất ở, được chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ sản xuất… từ đó, giúp bà con có thêm điều kiện vươn lên, cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần đang không ngừng phát triển, khởi sắc.
Tỉ lệ hộ nghèo ở Bình Định vẫn cao hơn bình quân chung của cả nước. Các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, tỉnh Bình Định điều kiện kinh tế, đời sống người dân còn khó khăn nên công tác giảm nghèo cần phải quyết liệt hơn nữa. Hiện nay, ngành Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Bình Định đang phối hợp với các địa phương giải quyết các chiều thiếu hụt, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Cà Mau tiếp cận được nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để vươn lên. Trong đó, có nhiều đồng bào dân tộc Khmer.
Nhờ xây dựng chương trình hành động sát hợp với thực tiễn, huy động cả hệ thống chính trị cùng tích cực vào cuộc, nên việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững tại các địa phương Tây Bắc đã đạt nhiều kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, giúp các địa phương từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.
Đưa thanh niên dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được các địa phương miền núi tỉnh Quảng Trị triển khai hiệu quả. Đây là một trong những chương trình góp phần giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị.
Những quyết tâm, nỗ lực và hàng loạt giải pháp về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông đã mang lại kết quả rõ rệt trong lĩnh vực này. Trong 20 năm qua, Đắk Nông là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.
Đang phát
Live