Tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra kết luận có nhiều nội dung quan trọng, với sự chỉ đạo quyết liệt, giải pháp mới và mạnh hơn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 dự báo còn kéo dài, các ca lây nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng, cùng với Chính phủ, các địa phương, đơn vị, mỗi người dân, doanh nghiệp đã có những hành động thiết thực chung tay vào cuộc chiến chống dịch bệnh.
Tối nay 16/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc họp không chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC bằng hình thức trực tuyến theo lời mời của Thủ tướng New zealand, Chủ tịch APEC năm 2021- Dự báo, số ca mắc và tử vong do Covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sẽ còn tăng trong những ngày tới. Vì thế, các địa phương cần đánh giá, rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn- Tiếp tục loạt phóng sự “Bắc Ninh, nhiều giải pháp chưa có tiền lệ để đạt mục tiêu kép”, chương trình chiều nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Duy trì thành quả, bảo vệ thành trì”- Một máy bay chở khách của Nga bị mất tích tại vùng Seberi- Sau 9 tháng tạm dừng hoạt động, Tháp Eiffel, biểu tượng của Pari, thủ đô nước Pháp mở cửa trở lại để đón khách
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta và các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thế, thiết thực. Trong bối cảnh hiện nay, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mỗi người dân là rất quan trọng.
- Các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện nhiều giải pháp để tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp - Quản trị doanh nghiệp linh hoạt để vượt qua khó khăn - Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số - Lộ trình nào là hợp lý?
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta. Với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng và đã có nhiều trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại khu công nghiệp như tại Hải Dương, Bắc Giang… Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Nếu như ở giai đoạn đầu khi dịch COVID-19 xuất hiện ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa - ở cả 2 chiều: nguồn cung nguyên liệu và đầu ra cho quá trình sản xuất - thì giờ đây, COVID-19 đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không còn khó khăn về nguyên liệu sản xuất cũng như đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (như dệt may, da giày…) đã có đủ đơn hàng cho cả năm, nhưng mối lo về môi trường làm việc an toàn, thiếu công nhân, lao động, việc làm… lại đang hiện hữu. Cộng đồng doanh nghiệp - chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã khó khăn trước tác động của đại dịch COVID-19 gần 2 năm qua, nay lại càng khó khăn hơn, cần những giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh bàn luận về vấn đề này.
Trang tin Tương lai năng lượng của Đức có bài viết bày tỏ ấn tượng về tốc độ thực hiện chuyển đổi năng lượng mặt trời tại Việt Nam, đồng thời nhận định Việt Nam có thể sớm đóng vai trò đầu tầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á.- Nhiều chuyên gia băn khoăn về tính khả thi đối với kế hoạch thí điểm thu thuế căn hộ cho thuê của thành phố Hồ Chí Minh.- Dự báo, trong 3 ngày tới, chỉ số tia cực tím tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước ở mức nguy cơ gây hại cao. Vì vậy, mỗi người nên có ý thức chống tia cực tím để bảo vệ sức khỏe và làn da.- Ngân Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Thủ tướng Đức vinh danh những người lao động góp phần chống dịch Covid 19. Trong khi đó, làn sóng biểu tình phản đối các qui định về phong tỏa lan rộng tại một số quốc gia châu Âu, trong đó có cả Đức.- Nga công bố thời điểm tiếp tục đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran.
Ở Việt Nam, năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Thực tế, năng suất lao động của nước ta thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN, nhưng năng suất của nước ta hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa tổ chức Hội nghị Thăm dò, Khai thác Dầu khí năm 2021 tại TP Vũng Tàu, nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thăm dò, khai thác dầu khí giai đoạn 2016-2020; định hướng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, các vấn đề vướng mắc liên quan đến khung pháp lý cho hoạt động đầu tư dự án dầu khí, cũng như đề xuất cơ chế chính sách phù hợp cho đầu tư các dự án thăm dò, khai thác dầu khí cũng đã được trình bày và thảo luận tại Hội nghị.
- Thái Nguyên: dự án nước sạch nông thôn chậm tiến độ - Giải pháp ứng phó và sống chung với hạn mặn - PV PGS TS Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu về BĐKH Đại học Cần Thơ về câu chuyện sản xuất thông minh ứng phó với hạn mặn - Tiêu thụ nông sản mùa covid cần ưu tiên chế biến sâu
Đang phát
Live