Ngày 16/8/2021 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện (số 1082) gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Công điện của Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Song, việc giải ngân còn chậm do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng 4 nhóm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.- ASEAN họp bàn giải pháp hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar.- Các nhà lãnh đạo nhiều nước trên thế giới tiếp tục dành nhiều thời gian cho các cuộc điện đàm phản ứng thận trọng về tình hình Afghanistan.
Ngày 6/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, trong đó áp dụng một số nội dung khác với quy định của luật. Đây là việc cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Quốc hội về quyết nghị cho Chính phủ có cơ chế đặc thù, quyết sách kịp thời trong phòng chống dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, Nghị quyết 86 đã đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-7-2021 đến hết ngày 31-12-2022.
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, gần 1,2 triệu người thất nghiệp và khoảng 1,1 triệu người thiếu việc làm, thu nhập bình quân của người lao động giảm 226.000 đồng/tháng và theo dự báo, con số này vẫn sẽ không ngừng tăng lên. Vậy làm sao để đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh và làm thế nào để người bị mất việc, ngưng việc có thể nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động khi dịch Covid được kiểm soát, đẩy lùi? Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này. Bài 1: Thất nghiệp - thiếu việc làm gia tăng, gánh nặng cuộc sống người lao động.
- Giải pháp nào để ngăn ngừa đứt gẫy chuỗi cung ứng về lao động do dịch Covid-19? - Bắc Giang hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.
- Giải pháp nào để ngăn ngừa đứt gẫy chuỗi cung ứng về lao động do dịch Covid-19? -- Bắc Giang hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.
Trẻ em tiếp cận Internet sớm: Nguy cơ và những giải pháp hữu hiệu- Hoàng Tuấn Anh với mô hình ATM Oxy, hỗ trợ các bệnh nhân nặng và F0 điều trị tại nhà ở thành phố Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số, trẻ em đã trở thành những "công dân số" từ rất sớm với việc sử dụng Internet ngày càng gia tăng. Mạng Internet tạo điều kiện giúp các em học tập, giải trí, giao lưu kết bạn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của Internet mang lại, việc trẻ em sử dụng Internet quá mức sẽ ảnh hưởng xấu tới mắt, sức khoẻ, hay khả năng gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng như: bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên mạng, bị quấy rối trên mạng, vô tình kết bạn xấu, xem các ấn phẩm không phù hợp, đối mặt với các thông tin sai lệch, thậm chí cả các nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng… Đây cũng là mối lo của nhiều bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ.
Trẻ em tiếp cận internet sớm: Nguy cơ và những giải pháp hữu hiệu- Từ trẻ tị nạn trở thành thiên tài cờ vua
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường - ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết người dân, doanh nghiệp-người lao động ở mọi lĩnh vực, ngành, nghề. Nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân-người lao động, nhiều chủ trương, chính sách mới đang và sẽ được triển khai, nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Làm thế nào để đó cũng chính là động lực lan tỏa: để người dân, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp - toàn nền kinh tế-xã hội cùng nhìn nhận lại và nỗ lực thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình, trong cuộc chiến chung – nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa thiệt hại do Covid 19? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Quang Huân – Đại biểu Quốc hội khóa 15, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam.
Đang phát
Live