Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế. Đây là con số khá khiêm tốn so với 18 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong năm 2019 (thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện). Ba tháng đầu năm nay, ngành du lịch đã đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, bằng 33,75% kế hoạch năm. Việc thu hút khách du lịch quốc tế luôn được ngành du lịch quan tâm. Tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam mới đạt khoảng 25 - 30%, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 70%. Làm thế nào để thu hút du khách quốc tế nhiều hơn, bền vững hơn là câu hỏi các nhà quản lý, người làm du lịch trăn trở. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch sẽ cùng bàn luận về câu chuyện này.
Trước thực trạng nhiều tài sản công bị lãng phí, hoặc bị chiếm dụng xảy ra thời gian qua, mới đây HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030. Theo đó đã có nhiều giải pháp quản lý, khai thác tài sản công đặc biệt là nhà đất công.Phóng viên Nguyên Nhung thông tin:
Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.- Một nhiệm vụ trọng tâm năm nay được ngành xuất bản xác định đó là: đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa các ấn phẩm điện tử đến với công chúng.- Bộ phim điện ảnh hành động đầu tiên của Việt Nam được phát hành tại châu Âu với kỳ vọng mang lại cả triệu đôla doanh thu.- Bắt đầu diễn ra Hội nghị an ninh Munich lần thứ 59 tại Đức.- Thụy Sĩ công bố Chiến lược Đông Nam Á 2023-2026 trong đó có ưu tiên hỗ trợ các quốc gia ở khu vực này hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.- Quốc hội Phần Lan ấn định ngày bỏ phiếu về luật gia nhập NATO – bước đi đưa nước này tiến gần hơn tới mục tiêu so với nước láng giềng Thụy Điển.
Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế, tạo đà bứt phá cho ngành du lịch - “Hồn Then” ngân vang trên quê hương Đông Bắc
Việt Nam cần khoản đầu tư 600 tỷ đôla Mỹ để đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050.- Bộ Xây dựng kiến nghị, đề xuất hàng loạt giải pháp để thúc đẩy hồi phục và phát triển thị trường bất động sản.
Sáng nay, (15/02/2023), tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã đồng chủ trì buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện và lưới điện, tình hình cân đối tài chính của EVN năm 2022-2023 và xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023. PV Nguyên Long thông tin:
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Đặc biệt, những thành công trong đàm phán xuất khẩu đã mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra nhiều thị trường khó tính. Song, hành trình để nông sản Việt Nam khẳng định vị thế trên "chợ" Quốc tế còn nhiều rào cản, nhất là khi chúng ta chưa có thương hiệu tên tuổi trên thị trường thế giới.Giải pháp nào để “Nông sản Việt chinh phục thị trường quốc tế”? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận cùng các vị khách mời:- Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật - SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.- Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty Xúc tiến xuất khẩu VIETGO - Có sàn thương mại Vietgo.vn - hiện đang là sàn thương mại lớn nhất cả nước dành cho doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng, đối tác xuất khẩu.
Tại bản cập nhật mới nhất Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam cam kết về ứng phó với khí hậu (hoàn thành năm 2022) cho thấy, Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải vô điều kiện (tức là sử dụng nguồn lực của Chính phủ) từ 9% lên 15,8% vào năm 2030 so với kịch bản trước đó đã cam kết vào năm 2020; và khi có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế (đóng góp có điều kiện) thì mức giảm phát thải có thể lên tới 43,5% (thay vì 27% đã cam kết 2020. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong hiện thực hoá mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050 của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực của ngành Công Thương. Đây là khẳng định của các bên liên quan tại Hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tổ chức sáng nay (09/02/2023).
Chiều nay (6/2),tại TP.HCM, báo Người Lao động tổ chức Hội thảo Nghị quyết 01- Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp.
Gặp gỡ diễn viên – NSƯT Thanh Quý. -Một giải pháp công nghệ để bảo tồn các rạn san hô.-Những tin tức thời sự đáng chú ý
Đang phát
Live